Sách Phật giáo

Xây dựng chùa ở biên giới, hải đảo vùng đồng bào dân tộc là phật sự quan trọng

Thứ hai, 14/12/2017 03:26

Nhiệm kỳ VII vừa qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có rất nhiều ngôi chùa được xây dựng trên các vùng biên cương hải đảo. Tiêu biểu như chùa Trúc Lâm Bản Giốc; chùa ở cửa khẩu Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng); chùa Tân Thanh (Lạng Sơn); chùa trụ sở Phật giáo tỉnh Lai Châu; chùa ở đảo Sơn Ca; Nam Yết; chùa ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và ở các tỉnh Tây Bắc như Sơn La; Điện Biên Phủ; Bắc Kạn; Tuyên Quang; Hà Giang; Yên Bái và ở nhiều tỉnh Nam Bộ; Tây Nguyên; miền Trung v.v… đã có rất nhiều những ngôi chùa như thế đã và đang được xây dựng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, phát huy và giữ gìn bả
Kính thưa Đại hội!

Nhiệm kỳ VII của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đi qua với nhiều thành tựu phật sự quan trọng được đánh giá trong bản Báo cáo tổng kết đã trình trước Đại hội. Những thành tựu phật sự đó đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới, thực hiện có kết quả phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong suốt 7 nhiệm kỳ qua.

Trong những thành tựu phật sự của nhiệm kỳ VII, chúng ta đã đánh giá đến một phật sự quan trọng đó là công tác xây dựng chùa cảnh và không thể không kể đến vị trí quan trọng của những ngôi chùa được xây dựng trên các vùng biên giới, hải đảo và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Trong khuôn khổ của bài tham luận này. Tôi xin làm sáng tỏ thêm về ý nghĩa và vị trí quan trọng của những ngôi chùa trong thời gian qua được xây dựng trên các vùng biên giới, hải đảo và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đối với sứ mệnh hoằng dương chính pháp; hộ quốc an dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Giáo hội trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.

Kính thưa Đại hội!

Trên khắp mảnh đất hình chữ S thân yêu của Tổ quốc Việt Nam đâu đâu cũng có hình ảnh những ngôi chùa Việt và nét văn hóa ấy từ ngàn năm qua đã in sâu vào đời sống của mỗi người dân với tiếng mõ sớm chuông chiều, hướng thiện cho tình đời nhân thế. Bắt nguồn từ văn hóa ngàn năm của Phật giáo Việt Nam mà những năm qua, đã có rất nhiều những ngôi chùa trên khắp đất nước Việt Nam được xây dựng mới hoặc trùng tu, thể hiện rõ chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước cũng như thấy rõ sự quan tâm chỉ đạo, tầm nhìn của các cấp Giáo hội và tầm quan trọng của những ngôi chùa Việt; nhất là những ngôi chùa được xây dựng trên các vùng biên cương, hải đảo, các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Còn gì đẹp hơn khi giữa non xanh nước biếc, trập trùng hùng vĩ trời biển Việt Nam. Dấu ấn những ngôi chùa Việt như tạc vào không gian, như in vào thời gian giữa dòng chảy lịch sử không ngừng; những mái chùa của ngày hôm nay và mai sau như những cột mốc văn hóa Phật giáo Việt Nam khắc ghi mãi ngàn đời không dễ gì xóa được.

Bên cạnh yếu tố văn hóa Phật giáo của những ngôi chùa được xây dựng trên các vùng biên cương, hải đảo, các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, là khi có sự hiện diện của những ngôi chùa thì nhu cầu tu học và tiếp cận với giáo lý đạo Phật, phục vụ đời sống tâm linh chính tín của một bộ phận đồng bào các dân tộc sẽ từng bước được cải thiện, giúp đồng bào dần bỏ đi những hủ tục lạc hậu, tránh được kẻ xấu đến dụ dỗ và tuyên truyền đạo lạ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, xây dựng biên giới hòa bình, giao hảo với bạn bè quốc tế và cùng với địa phương phát triển văn hóa, kinh tế du lịch khi những ngôi chùa là điểm nhấn du lịch của mỗi vùng miền.

Nhiệm kỳ VII vừa qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có rất nhiều ngôi chùa được xây dựng trên các vùng biên cương hải đảo. Tiêu biểu như chùa Trúc Lâm Bản Giốc; chùa ở cửa khẩu Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng); chùa Tân Thanh (Lạng Sơn); chùa trụ sở Phật giáo tỉnh Lai Châu; chùa ở đảo Sơn Ca; Nam Yết; chùa ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và ở các tỉnh Tây Bắc như Sơn La; Điện Biên Phủ; Bắc Kạn; Tuyên Quang; Hà Giang; Yên Bái và ở nhiều tỉnh Nam Bộ; Tây Nguyên; miền Trung v.v… đã có rất nhiều những ngôi chùa như thế đã và đang được xây dựng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Để có được những thành tựu kể trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cơ quan hữu quan, sự chỉ đạo có kết quả của Trung ương Giáo hội và sự tận tâm của Ban Trị sự các tỉnh, thành phố; nhất là chư tôn đức lãnh đạo và các quý thầy trụ trì. Sự hộ trì phát tâm công đức của nhiều phật tử; các doanh nhân doanh nghiệp đã hoan hỷ cúng cho phật sự quan trọng này. Với những thành tựu phật sự nêu trên. Trong nhiệm kỳ mới, mong sao sẽ có thêm nhiều những ngôi chùa được xây dựng trên khắp các vùng biên cương, hải đảo, các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no tươi đẹp như lời Bác Hồ đã nói: “Nếu mảnh đất này mà không có lấy một ngôi chùa, một tòa đền, một lâu đài thành quách thì tâm hồn con người sẽ cằn cỗi nghèo nàn, sống không có kỷ niệm, không còn biết nhớ cội nguồn… Có đền, có chùa, có phong tục thờ tự để hướng con người về cõi vĩnh thiện, bớt tính ác. Chính vì vậy mà con người cần phải có văn hóa”. (Trích trong Bút Sen Xanh, trang 143, NXB Kim Đồng. Lời bàn của Nguyễn Tất Thành - Thời niên thiếu).

Tham luận của Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lạng Sơn
Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, Nhiệm kỳ VIII (2017-2022)
loading...