Sách Phật giáo

Xây dựng hạnh phúc gia đình (Hết)

Thứ ba, 08/03/2017 02:31

Tri túc là biết sống an phận, biết chấp nhận những nhu cầu hiện có khiêm tốn trong khả năng tạo dựng của mình, không phung phí xa hoa dư thừa, không đua dòi theo sở thích, không chạy đua theo phong trào vật chất, biết dừng lại ở nơi cần phải dừng trong thanh bần lạc nghiệp. Người sống tri túc là người biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, biết lo cho chồng vợ con cái, dù bất cứ hoàn cảnh nào giữ gìn cho gia đình được hạnh phúc lâu dài là thỏa mãn cho tâm nguyện của mình. Những người biết sống như trên đáng được kính trọng và tôn vinh.

6. LỢI HÒA CÙNG CHIA XẺ (Lợi Hòa Đồng Quân)

Lợi hòa cùng chia sẻ nghĩa là những tài lợi hay đồ dùng thu thập được phải phân chia đồng đều cho những người cùng sống chung với mình, hoặc cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng hay giành phần nhiều về mình.
 
Theo tinh thần lợi hòa cùng chia sẻ chúng ta phải thực hiện những điều sau đây:

1. Không Được Riêng Tư Quyết Định

Tài sản trong gia đình là của chung, thuộc của chồng công vợ và tài sản đó muốn thực hiện vào việc gì thì phải có sự đồng ý của chồng hay của vợ, không được tự mình riêng tư quyết định.

Của chồng công vợ nghĩa là gì? Của chồng nghĩa là tiền của và sự nghiệp của gia đình sở dĩ có được chính là do công lao của người chồng đứng ra gầy dựng nên, cho nên gọi là của chồng. Công vợ nghĩa là người vợ có công thay thế chồng quản lý tiền của và bảo trì sự nghiệp gia đình được tồn tại bền lâu chính là công lao của người vợ, cho nên gọi là công vợ. Đây là cách sống chung của luân lý thời xưa.

Theo luân lý thời xưa, người chồng thì đóng vai tùng quân, cột trụ của gia đình, có trách nhiệm đối ngoại, giao dịch với mọi từng lớp xã hội để tạo dựng sự nghiệp cho gia đình; còn người vợ thì thuộc về hạng cát đằng nương bóng tùng quân, đóng vai nội trợ, thay mặt chồng đối nội, có nhiệm vụ trông nom tài sản của chồng, sắp xếp gia đình trên dưới có trật tự, trong ngoài có ngăn nấp đâu ra đó để tài sản và sự nghiệp của chồng khỏi bị thất thoát hư hao. Thế nên tục ngữ mới có câu: “Của chồng công vợ”.

Theo xã hội ngày nay, chồng và vợ cả hai cùng nhau tạo dựng sự nghiệp gia đình cho việc sống chung và quyền lợi sở dĩ có được không riêng gì của chồng hay của vợ mà cả hai đều đầu tư công sức vào đó cả mồ hôi và nước mắt. Những tài sản nói trên chẳng những người chồng mà cho đến người vợ đều có quyền hưởng thụ. Nhưng với những tài sản đó muốn sử dụng vào bất cứ việc gì, người chồng hay người vợ không được độc quyền chi tiêu riêng tư mà không có sự đồng ý của hai bên, nghĩa là hai người không được quyền có túi hò túi xê của tài sản chung nói trên.

Người chồng hay người vợ muốn hưởng thụ đến tài sản này phải có sự hợp tác chặt chẽ của hai người trong sự hòa thuận cả mọi mặt, nghĩa là muốn chi tiêu tài sản đó thì phải thương lượng với nhau trước khi thi hành và phải được sự vui vẻ đồng tình với nhau trong tinh thần hòa hợp, trong đó không có sự ép buộc hay cắn răng thắt bụng nể lòng. Người chồng hay người vợ biết tự trọng và áp dụng đúng nguyên tắc sống này thì gia đình đó hạnh phúc biết bao.

Thí dụ như vì chuyện gửi quà về Việt Nam cho thân nhân, nhiều gia đình trở nên bất hạnh, mất hết hạnh phúc. Nguyên do họ gửi quà cho thân nhân không được công bằng. Chồng hay vợ thường lấy công quỷ gia đình chỉ gửi riêng cho thân nhân của mình, còn thân nhân của chồng hay của vợ thì không cần biết đến, không quan tâm chia sẻ. Tình trạng đó gây rạng nứt không nhỏ trong gia đình, có khi đưa đến hiện tượng chồng vợ li dị nhau, tạo nên sự bất an cho con cái. Muốn gia đình được hạnh phúc theo ước nguyện, chồng hay vợ phải tránh tâm trạng riêng tư ích kỷ trong việc đối sử công bằng mà việc gửi quà cho thân nhân cũng chính là một trong những điều kiện tất yếu cần phải chú ý.

2. Phải Chi Tiêu Có Điều Độ Đúng Theo Nhu Cầu Cần Thiết

Lương bổng của gia đình thì có giới hạn, nhưng nhu cầu cho sự sống thì vô cùng. Hơn nữa trong cuộc đời sự may mắn và sự bất hạnh không có hình tướng, nó đến với chúng ta lúc nào không biết và nó ra đi khỏi tầm tay của chúng ta khi nào cũng không hay. Có một điều nên biết, sự may mắn đến với chúng ta chỉ có một lần rồi vĩnh biệt luôn, nhưng sự bất hạnh đến với chúng ta luôn luôn dồn dập không chút nương tay.

Chúng ta phải biết rằng công ăn việc làm có khi lên nhưng cũng có khi xuống dốc và tiền bạc có khi sung túc nhưng cũng có lúc túi cạn tay không. Khi có tiền vô ra thường xuyên, khi có công ăn việc làm no cơm ấm áo, chúng ta không nên chi tiêu bừa bãi theo sở thích mà phải sử dụng đúng theo nhu cầu cần thiết của gia đình, miễn làm sao đầy đủ tiện nghi trong vòng tương đối theo lương bổng của mình nhằm đề phòng những chuyện bất trắc xẩy đến cho gia đình đủ sức xoay trở.

Thí dụ, trong gia đình, chúng ta cần một chiếc xe hơi dùng phương tiện để đi làm việc sinh sống, nhưng khi mua xe phải nhìn lại lương bổng của mình mà định mức chi tiêu, không nên mua xe đắc giá cho thật sang trọng quá mức đồng lương để khoe với xã hội mà chính mình phải vướng nợ ngân hàng. Xã hội chỉ khen chúng ta có chiếc xe sang trọng rồi thôi mà không bao giờ quan tâm đến sự đau khổ ngủ không yên của chúng ta vì phải lo đi cày hai ba jobs để trả nợ hằng tháng, vì phải lo chăm sóc khi nó bị hư hao,..v..v..... Cũng vì lao nhọc lo đi cày hai ba jobs để giải quyết nợ nầng mà hạnh phúc gia đình trở nên lạnh nhạt, tình nghĩa con cái trở nên thờ ơ lạc lỏng.

Nhằm cung ứng nhu cầu cho gia đình, chúng ta phải biết chọn lấy những vật liệu dựa trên công dụng căn bản của món đồ mà không nên căn cứ trên giá trị sang trọng quý giá của vật liệu. Giữa hai món đồ, một loại với vật liệu tầm thường rẻ tiền và một loại với vật liệu sang trọng quý giá, nhưng công dụng của chúng đều giống nhau, chúng ta nên chọn lấy món đồ với vật liệu tầm thường vừa với khả năng túi tiền, miễn làm sao không thiếu tiện nghi là được. Mặc dù với vật dụng rẻ tiền, chúng ta biết cách sắp xếp, biết cách ăn mặc thì gia đình vẫn trở nên sang trọng hơn là những món đồ quý giá đắc tiền mà người sử dụng không có cặp mắt mỹ thuật trang trí.

Tóm lại, nhắm vào kinh tế gia đình, chúng ta phải biết tiết kiệm trong việc chi tiêu và chi tiêu có điều độ chừng mực, không nên phung phí bừa bãi mà gia đình không cần thiết đến.

3. Phải Dự Trù Trong Việc Chi Tiêu

Có nhiều gia đình ít khi dự trù trong việc chi tiêu, nghĩa là không có thành lập lịch trình hằng tháng trong việc chi tiêu. Vì thế có nhiều gia đình chi tiêu không có mức độ, nghĩa là khi có công ăn việc làm thì họ chi tiêu cho thỏa mãn theo sở thích và đến khi thiếu hụt thì họ đi vay mượn ăn trước trả sau; cho nên họ bị nợ trước chồng lên nợ sau và suốt cuộc đời bôn ba đây đó kiếm tiền để trả nợ. Họ cũng vì ăn trước trả sau không có dự trù chi tiêu thành thử cuộc sống của họ không có tương lai sáng lạng và con cái của họ tuyệt vọng tiến thân. Hiện tượng này cũng là một yếu tố khiến cho gia đình trở nên mất hạnh phúc.

Để tránh sự bế tắc xẩy đến cho cuộc sống mai sau, mỗi gia đình cần phải dự trù trong việc chi tiêu bằng cách thành lập một ngân khoản Phúc Lợi trong số lương chung của hai chồng vợ. Ngân khoản Phúc Lợi chính là ngân khoản còn lại được trích ra trong tổng số lương bổng của chồng vợ cộng lại sau khi khấu trừ tất cả chi phí hằng tháng cần thiết trong gia đình. Ngân khoản Phúc Lợi cũng phải chia làm ba phần: ngân khoản dự trù, ngân khoản phụ trội và ngân khoản phước đức.

* Ngân khoản dự trù: nghĩa là ngân khoản dành cung cấp cho những sự việc bất ngờ xảy ra trong gia đình như, tai nạn, bệnh hoạn, xe hư dọc đường..v..v... mà những khoản tiền chi tiêu đó không nằm trong ngân khoản lịch trình chi tiêu hằng tháng. Ngân khoản này phải tích lũy hằng tháng sau khi được trích ra từ trong ngân khoản phúc lợi.

* Ngân khoản phụ trội: nghĩa là ngân khoản dành chi tiêu cho những công việc linh tinh khác ngoài ngân khoản lịch trình chi tiêu hằng tháng như, lễ hội, tiệc tùng, hội đoàn, sinh nhựt..v..v..... mà mình không thể không tham dự. Ngân khoản này cũng phải tích lũy hằng tháng sau khi được trích ra từ trong ngân khoản phúc lợi.

* Ngân khoản phước đức: cũng gọi là ngân khoản xã hội, nghĩa là ngân khoản dành chi tiêu vào công việc từ thiện xã hội. Thuốc bổ là y dược để bồi dưỡng thân thể, còn phước đức là chất liệu để bồi dưỡng tâm linh. Chúng ta muốn bồi dưỡng tâm linh cho tăng trưởng phước đức làm lẽ sống an lạc cho gia đình thì phải thực hiện công tác xã hội. Những nơi trợ giúp cho việc phước đức tăng trưởng chính là công tác bố thí cho những người nghèo đói đau khổ, công tác cúng dường vào việc cúng chùa, tạo tượng, in kinh,.v..v.., vì những nơi đó là môi trường đáng quý cho việc tăng trưởng phước đức nơi bản thân nơi gia đình với những nguyên do sau đây:

* Thứ nhất, những người nghèo đói, đau khổ là những nơi rất cần đến những người cứu khổ cho họ. Điều này đúng với lời chỉ dạy của đức Phật nói ở trong kinh: “Chúng sinh duyên từ”, nghĩa là nương nhờ nơi chúng sinh để phát khởi lòng từ bi của mình.

* Thứ hai, việc cúng chùa, tạo tượng, in kinh,..v..v... vì những nơi đó, những việc làm đó chia sớt phước đức rất lớn cho chúng ta qua sự cầu nguyện hằng ngày của họ.

Chú ý, trong ba ngân khoản phúc lợi đã trình bày ở trên, có một ngân khoản nào nếu như bị thiếu hụt thì chúng ta phải làm việc thêm giờ hay kiếm thêm job để bổ sung mà không được chi tiêu lấn qua hai ngân khoản thặng dư kia.

Tóm lại, mỗi gia đình cần phải thiết lập lịch trình chi tiêu hằng tháng, trong đó có ngân khoản Phúc Lợi để cho cuộc sống có ý nghĩa, có an lạc, có hạnh phúc và có một tương lai tươi sáng, chẳng những cho mình, cho gia đình mình và cho cả con cái của mình trong việc tiến thân. Gia đình nào thực hiện được những điều đã trình bày trên là gia đình đó biết sống cho nhau, biết dự trù trong việc chi tiêu và gia đình đó đáng được tôn quý trong xã hội.

4. Phải Tri Túc Trong Nếp Sống
 
Tri túc là biết đủ, người sống tri túc nghĩa là người sống có chừng mực không trụy lạc xa hoa phung phí, buông thả. Kinh Phật có dạy: “Tri túc thường lạc, đa ưu tắc bi”, nghĩa là người biết đủ thì thường được an vui và người lo âu nhiều thì bị buồn khổ nhiều. Người sống biết đủ là người biết sống lượng sức, biết sống theo khả năng sẵn có của mình, không xa hoa, không đua đòi những điều quá tầm tay mà khả năng của mình không cho phép.

Kinh Di Giáo Phật dạy: “Người tri túc dù nằm trên đất cũng vẫn an vui, Kẻ không tri túc dù ở cảnh Thiên đường cũng chẳng vừa ý”.

Người tri túc không bị năm thứ dục lạc chi phối. Năm thứ dục lạc nghĩa là cuộc đời con người thường bị năm thứ dục lạc trói buộc cuốn trôi bởi ham muốn. Năm thứ dục lạc gồm có:

1. Tài Dục: nghĩa là tiền của mờ mắt 2. Sắc Dục: nghĩa là sắc đẹp quyến rủ 3. Danh Dục: nghĩa là danh vọng lôi cuốn 4. Thực Dục: nghĩa là ăn uống say mê

5. Thùy Dục: nghĩa là ngủ nghỉ lười biếng.

Kinh Niết Bàn, quyển 22 giải thích: “Người mê theo Ngũ Dục (năm thức dục lạc) tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như cây trái đầu đường mà nhiều người ném chọi, như một khúc thịt mà có cả bầy chim tranh ăn, như bọt trên mặt nước....”

Năm thứ dục lạc như của tạm bợ, không được lâu dài.

Trong phạm vi gia đình, năm thứ dục lạc nói trên cần nên tiết chế theo nhu cầu và sử dụng theo khả năng, không nên chạy theo thị trường, buông thả theo sở thích mà phải bị lao tâm tổn sức, phá hoại gia cang, như:

a. Tiền của: tạo dựng theo khả năng, sống theo nhu cầu, đừng chạy đua quá độ để có tiền của cho nhiều mà bỏ quên hạnh phúc gia đình.

b. Sắc đẹp: luôn luôn tâm niệm mình đã có gia đình, vì con cái, không nên để cho sắc đẹp bên ngoài quyến rủ để làm tổn thương đến hạnh phúc gia đình.
 
c. Danh vọng: tiếng thơm nếu mình đã có thì không cần phải phô trương, luồn cúi, nịnh bợ làm mất đi phong cách của một con người.

d. Ăn uống: ăn uống để sống mà không phải sống để ăn uống, cho nên ăn uống phải có tiết độ, không nên tham ăn tham uống quá độ đem đến tai hại cho thân xác.

e. Ngủ nghỉ: trao cái vóc óc u mê, nghĩa là trao dồi thân thể cho đẹp thì tâm hồn trở nên đần độn ngu si. Con người thiếu ngủ thì dễ bị bệnh hoạn, nhưng ngủ nghỉ quá độ thì kém thông minh, hiểu biết chậm chạp.

Tóm lại, tri túc là biết sống an phận, biết chấp nhận những nhu cầu hiện có khiêm tốn trong khả năng tạo dựng của mình, không phung phí xa hoa dư thừa, không đua dòi theo sở thích, không chạy đua theo phong trào vật chất, biết dừng lại ở nơi cần phải dừng trong thanh bần lạc nghiệp. Người sống tri túc là người biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, biết lo cho chồng vợ con cái, dù bất cứ hoàn cảnh nào giữ gìn cho gia đình được hạnh phúc lâu dài là thỏa mãn cho tâm nguyện của mình. Những người biết sống như trên đáng được kính trọng và tôn vinh.

III. KẾT LUẬN

Đây là những nguyên tắc căn bản cho việc sống chung trong một gia đình cần phải có để xây dựng hạnh phúc dài lâu. Nội dung những nguyên tắc này bao gồm cả tâm lý, sinh lý và vật lý được rút ra từ nơi những điều Phật dạy trong các kinh luận và xây dựng trên nền tảng sáu pháp hòa kính (Lục Hòa) ngỏ hầu giúp cho người phật tử tại gia sống có ý nghĩa để được hạnh phúc an vui theo tinh thần Phật giáo. Giá trị tinh thần những nguyên tắc trên nhằm mục đích quân bình cả tâm lý, sinh lý và vật lý qua sự chỉ đạo của tâm trí con người không cho thặng dư (không cho xí thạnh) sẽ gây xáo trộn bất an cho cá nhân và tập thể.

Đối với tuổi trẻ mới lớn lên, những nguyên tắc nói trên chính là kinh nhật tụng cần phải gối đầu cho những trai gái trước khi lập gia đình, là khuôn vàng thước ngọc cho những đôi chồng vợ son trẻ vững bước trên lộ trình hạnh phúc lứa đôi và cũng là cẩm nang đáng giá cho những người lớn tuổi căn cứ theo đó giáo dục con cái mình để biết sống theo con đường hạnh phúc bền lâu. Gia đình nào nếu như quyết tâm thực hiện những nguyên tắc nói trên một cách triệt để thì gia đình đó trở thành gương mẫu tốt trong xã hội và cũng là nền tảng xây dựng lâu đài cho sự giác ngộ giải thoát sinh tử của kiếp nhân sinh.

Nghi Thức
LỄ THÀNH HÔN

Lễ thành hôn đối với tôn giáo vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc kết hợp lương duyên được bền chặt lâu dài. Đôi trai gái muốn kết thành chồng vợ mang đầy ý nghĩa thì hai người phải vào chùa hay nhà thờ của tôn giáo mà các cháu tín ngưỡng làm lễ thành hôn. Lễ thành hôn là hai trẻ phát nguyện, tức là tuyên thệ trước đức Phật hay trước Chúa yêu nhau trọn đời. Những lời phát nguyện hay lời thề đó ấn vào tâm của hai người thành hai hạt giống (Two Datas) tình yêu chân thật. Đó là hai nguyên nhân nằm sâu trong tâm thức của hai người. Hai hạt giống tình yêu này lâu ngày trở thành hai năng lực luyến ái gắn bó với nhau không cho xa cách.

Một trong hai người nếu như phản bội nhau thì người phản bội đó bị hạt giống tình yêu khiến họ bị đau khổ bởi cắn rứt lương tâm, rồi đi đến quả báo qua kiếp sau hay đời sau hạt giống tình yêu khiến họ bị đau khổ bởi người khác phản bội lại họ hoặc hành hạ họ, nhân nào quả nấy không tránh khỏi.

Nghi thức Lễ Thành Hôn, tôi căn cứ theo Nghi Thức Lễ Thành Hôn của Tu Viện Trúc Lâm ở Edmonton – Canada ấn hành, soạn lại cho ngắn gọn mà không mất phần ý nghĩa và giá trị. Nghi Thức Lễ Thành Hôn này gồm có hai hai phần: phần tiếng Việt và phần tiếng Anh. Trước hết là phần tiếng Việt được trình bày như sau:
 
NGHI THỨC HỘ NIỆM HÔN LỄ

1. ĐẠI CHÚNG VÂN TẬP

2. CUNG THỈNH CHƯ TĂNG

3. DÂNG HƯƠNG

Xin cho khói trầm thơm 
Kết thành mây năm sắc 
Dâng lên khắp mười phương 
Cúng dường vô lượng Phật

Vô lượng chư Bồ Tát
Cùng các Thánh Hiền Tăng 
Nơi pháp giới dung thông 
Kết đài sen rực rở

Nguyện làm kẻ đồng hành 
Trên con đường giác ngộ 
Xin mọi loài chúng sinh 
Từ bỏ cõi vô minh

Theo đường giới, định, tuệ 
Quay về nơi bến giác
Chúng con kính dâng hương lên 
Phật và chư vị Bồ Tát (o)
 
4. ĐẢNH LỄ TAM BẢO (3 lần đọc và 3 lần lạy)

Nhất tâm kính lễ Phật, Pháp, Tăng trường trụ trong mười phương (o)

5. TRÌ TỤNG (đại chúng đồng tụng)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Pháp Phật cao siêu mầu nhiệm
Con nay may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ 
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (o)

6. TỤNG KINH BÁT NHÃ

TÂM KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại 
Một khi quán chiếu thâm sâu 
Bát Nhã Ba La Mật Đa 
Bỗng soi thấy thể năm Uẩn 
Đều không thật có tự tính 
Liền vượt qua khỏi tất cả 
Bao thứ khổ đau ách nạn.

Này Xá Lợi Tử nghe đây,
Quả Sắc chẳng khác nhân Không, 
Nhân Không chẳng khác quả Sắc, 
Quả Sắc biến thành nhân Không, 
Nhân Không biến thành quả Sắc, 
Cho đến, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, 
Cũng đều giống như vậy cả.

Này Xá Lợi Tử nghe đây, 
Thể mọi pháp đều không Tướng, 
Không sinh mà cũng không diệt, 
Không nhơ mà cũng không sạch, 
Không thêm mà cũng không bớt.

Cho nên nơi trong thể Không, 
Không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, 
Và cũng không có Thức (Tướng); 
Không có Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, 
Cho đến Thân, Ý (sáu Căn); 
Không có Sắc, Thinh, Hương, Vị, 
Cho đến Xúc, Pháp (sáu Trần); 
Không có mười tám Giới riêng, 
(Từ Nhãn cho đến Ý Thức); 
Không hề có chút Vô Minh, 
Và không có hết Vô Minh; 
Không có vấn đề Lão Tử, 
Và cũng không hết Lão Tử; 
Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, 
Không Trí và cũng không Đắc, 
Vì không có chỗ sở đắc.

Nên khi Bồ Tát nương theo 
Bát Nhã Ba La Mật Đa 
Thì tâm không bị chướng ngại, 
Vì tâm không bị chướng ngại, 
Nên không có chút sợ hãi, 
Xa lìa được mọi điên đảo, 
Xa hẳn được mọi mộng tưởng, 
Đạt đến Niết Bàn tuyệt đối. 
Các đức Phật trong ba đời, 
Cũng nhờ hành trì theo pháp 
Bát Nhã Ba La Mật Đa, 
Đều chứng quả Vô Thượng Giác.

Thế nên cần phải biết rằng, 
Bát Nhã Ba La Mật Đa, 
Chính là Linh Chú đại thần, 
Chính là Linh Chú đại minh,
Chính là Linh Chú vô thượng,
Chính là Linh Chú tuyệt đỉnh,
Chính là chân lý bất vọng
Có năng lực rất siêu phàm,
Tiêu trừ tất cả khổ nạn.

Cho nên mỗi khi nói đến 
Bát Nhã Ba La Mật Đa, 
Bồ Tát liền đọc Thần Chú: 

“Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha” (đọc Chú này 3 lần)

7. KHAI THỊ
(Thầy chủ lễ xoay về phía chủ rể và cô dâu mà khai thị)

Hôm nay hai phật tử (tên chú rể) và (tên cô dâu) làm lễ thành hôn. Trong giờ phút trang trọng này, xin hai phật tử nghĩ đến những ơn lớn trong cuộc đời của mình mà lễ lạy Tam Bảo để đáp đền công đức sâu dày ấy. Sau lời xướng nghe tiếng chuông lạy xuống 1 lạy.

* phật tử mang ơn cha mẹ sinh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

* phật tử mang ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

* phật tử mang ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành hôn lễ cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

8. PHÁT NGUYỆN
(Thầy chủ lễ tiếp tục khai thị cho 2 phật tử)

Hai phật tử! Đây là lúc hai vị phát nguyện sống cuộc sống lứa đôi theo giáo pháp của Phật. Nên biết rằng, thành chồng thành vợ là để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, để tiếp nối công trình của tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà làm cho nòi giống được tồn tại, tốt tươi. Hạnh phúc ấy, trước hết là ở sự chia sẻ: chồng vợ cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, buồn vui, cùng nhau nâng đở dắt dìu, chăm sóc nhau trong cuộc sống.

Chia xẻ để giúp nhau có sức mạnh tinh thần mà vượt qua những thất bại khó khăn, để thấy được hạnh phúc ở trong nhau mà cùng nhau sống cuộc sống có ý nghĩa cao đẹp để nuôi lớn niềm tin cậy và sự kính trọng nhau, lòng yêu thương và hiểu biết nhau, lòng bao dung và tha thứ nhau – những chất liệu cần thiết làm nên hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc chân chính chỉ có ở một cuộc sống lương thiện, trong sạch, lành mạnh.

Đó là những gì mà đức Phật đã ân cần dạy bảo, thể hiện trong truyền thống đạo đức của tổ tiên và là những gì mà các bậc cha mẹ luôn mong ước cho con cháu của mình. Lại nữa, nên thấy mình là trong liên hệ với tiền nhân cũng như với các thế hệ mai sau của nòi giống. Đã thừa kế di sản của tổ tiên, mang ơn sinh thành, tạo tác của cha mẹ, thì với con cái sau này, hai phật tử cũng nên đem hết lòng yêu thương, khả năng và phương tiện nuôi dưỡng chúng nó nên người xứng đáng, làm cho nòi giống được lưu truyền tốt đẹp.

Trong giờ phút kết hợp trang trọng này, trước sự chứng minh của Tam Bảo, sự chứng nhận của cha mẹ và thân bằng quyến thuộc hai họ, hai phật tử hãy chân thành đọc theo Thầy lời phát nguyện sau đây:

* Chúng con nguyện: từ nay kết thành chồng vợ, vui buồn có nhau, sướng khổ có nhau, cùng bên nhau trong mọi thăng trầm của cuộc sống.

* Chúng con nguyện: giữ niềm tin cậy, yêu thương và hiểu biết nhau, bao dung, tha thứ và lòng kiên nhẫn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

* Chúng con nguyện: cùng giúp nhau sống cuộc đời lương thiện, trong sạch và lành mạnh để xứng đáng là người con Phật, xứng đáng với truyền thống đạo đức của tổ tiên nòi giống và với tấm lòng kỳ vọng của cha mẹ chúng con.

* Chúng con nguyện: thường tự nhắc nhở rằng, sự trách móc, sự hờn giận và cãi cọ chỉ làm thương tổn hòa khí mà không giải quyết được gì. Chúng con biết, chỉ có sự hiểu biết và lòng tin cậy mới bồi đắp được cho tình yêu, hạnh phúc và an vui mà thôi.

* Chúng con nguyện: trong đời sống hằng ngày, sẽ dồn hết tâm lực và phương tiện để xây dựng cho thế hệ con cháu của chúng con trong tương lai.

9. Ý NGHĨA CHIẾC NHẪN
(Thầy chủ lễ giảng ý nghĩa chiếc nhẫn. Sau khi giảng xong, hỏi chú rễ và cô dâu như sau)

Chiêc nhẫn được làm bằng vàng, là một thứ kim loại quý trong các thứ kim loại. Trao cho nhau chiếc nhẫn bằng vàng là trao cho nhau những gì quý nhất của con người mình. Nhẫn này hình tròn. Trao cho nhau chiếc nhẫn hình tròn là trao cho nhau trọn vẹn những nguyện ước tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Nhẫn này cũng là nhẫn nhục. Để cho hạnh phúc được bền chặt, là chồng là vợ cần biết nhẫn nhịn, bao dung, tha thứ cho nhau, biết chấp nhận những cái tốt, đồng thời cũng biết chấp nhận những cái xấu của nhau để cùng giúp nhau chuyển hóa.

Giờ đây hai phật tử nghe Thầy hỏi và trả lời sau câu hỏi của Thầy:

(Nam/Nữ) phật tử (tên) có nhận vị (nữ/nam) phật tử (tên) là người (vợ/chồng) chính thức để cùng nhau sống chung hòa hợp, tương kính, tin cẩn và thương yêu nhau. Có hết lòng xây dựng hạnh phúc gia đình và luôn luôn chung thủy với (vợ/chồng), mọi việc trong gia đình đều nên cùng nhau bàn thảo một cách hòa nhã, vui vẻ; có biết kính trọng họ hàng, thân quyến và bạn bè của (chồng/vợ), có sẳn sàng nâng đỡ, trợ duyên cho (chồng/vợ) trong các việc làm hợp với đạo lý và lẽ phải không?

- Dạ có.

10. LỄ TRAO NHẪN
(Thầy chủ lễ bào hai phật tử xoay mặt, chấp tay đối diện với nhau và nói)

Theo truyền thống của tổ tiên, chồng vợ kính nhau như mới biết, quý trọng nhau như quý trọng người khách quý. Thể hiện niềm tương kính đó, chủ rể cô dâu quay mặt lại với nhau cùng nhau làm lễ giao bái. Lòng yêu thương và sự cam kết sẽ được tiếp tục lớn mạnh được căn cứ vào sự tương kính này. 

- Chú Rể và Cô Dâu cùng giao bái nhau

(lạy xuống 1 lạy)

(Thầy nói tiếp:)

Hai phật t
loading...