Sách Phật giáo
Xây dựng hạnh phúc gia đình (P.3)
Thứ bảy, 03/03/2017 02:12
Trước khi lập gia đình, cha mẹ phải huấn luyện con cái cách sống của một gia đình hạnh phúc giữa chồng vợ con cái, biết cách xây dựng sự nghiệp, biết chia sẻ tình cảm, biết nuôi dưỡng con cái, biết giao dịch xã hội,..v..v... Khi con cái đã lập gia đình, cha mẹ không nên chen lấn vào đời sống hạnh phúc riêng tư của chúng. Sự thành bại của gia đình chúng nó để cho chúng nó tự chịu trách nhiệm giải quyết và cha mẹ chỉ đóng vai cố vấn là khi nào chúng nó đến nhờ chỉ dạy, nhưng cha mẹ chỉ trao đổi lợi hại với chúng nó bằng cách ái ngữ để chúng nó không bị mặc cảm khi tiếp nhận, không thành kiến khi bị trách móc.
B. Đối Với Con Cái
Đôi chồng vợ phải luôn luôn tâm niệm rằng, mình sinh con có hai mục đích: thứ nhất là nối dõi tông đường và thứ hai là nhờ chúng nó quan tâm chăm sóc mình khi tuổi xế chiều. Muốn được hai điều trên, phận làm cha mẹ phải thực hiện những căn bản sau đây:
1. Thường Xuyên Phải Cho Con Bú Sữa Mẹ
Theo Duy Thức Học, tâm lý thì quan hệ với sinh lý cho nên mỗi khi tâm lý tác dụng thì khiến cho sinh lý bị kích thích, thí dụ tâm lý ái dục tác dụng thì khiến cho sinh lý phát động đòi hỏi hưởng thụ, các tâm lý khác cũng giống như thế, từ đó đi đến kết luận: Tâm lý thương yêu của người mẹ quan hệ đến sữa của mẹ và cho con bú sữa của mẹ thì tạo nên tình cảm giữa mẹ con gắn bó với nhau. Giá trị của sữa mẹ, quyển sách “Khởi đầu Khỏe mạnh, Phát triển Thông Minh (Bé Sơ sinh của Bạn) do Bộ Nông Nghiệp Mỹ, Bộ Giáo dục Mỹ, Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ thực hiện”, mục “Sữa Mẹ Là Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh Của Bạn”, trang 9 nói rằng:
“Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh của bạn. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ thường không hay ốm và thường không bị nhiều dị ứng. Thậm chí chúng nó có thể còn thông minh hơn! Đồng thời, cho bú sữa mẹ dường như còn bảo vệ mẹ khỏi một vài vấn đề về sức khỏe”.
Muốn tìm hiểu thêm về nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ nên liên lạc đến Liên Đoàn La Leche theo số 1-800-LALECHE hoặc xem trang Web tại địa chỉ www.lalecheleague.org
Cho nên người mẹ muốn tình cảm của con mình sau này đừng lạc lỏng với mình thì thường xuyên cần phải cho con bú sữa của mình.
2. Đừng Hun Hít Âu Yếm Khi Con Mình Đang Ngủ
Các tâm lý đều có năng lực riêng của mỗi loại, như tâm lý tham thì có năng lực điều khiển con người hành động theo tâm lý tham điều khiển, tâm lý sân thì có năng lực điều khiển con người sân hận theo nó chỉ đạo, tâm lý si mê thì có năng lực khiến con người hành động ngu si theo sự chỉ đạo của nó, tâm lý ái dục thì cũng có năng lực khiến con người chạy theo ái dục điều khiển kềm chế không được,..v..v.... Hành động hun hít âu yếm là trạng thái tâm lý ái dục sinh hoạt, trạng thái tâm lý này mang tính chất si mê, có lúc si mê đứng ra chỉ đạo thì khiến cho con người hành động trở nên đam mê, thiếu lý trí xét đoán, nhìn “kẻ sứt môi vẫn thấy đẹp, lợi dụng vẫn thấy trung thành”. Do đó cha mẹ chỉ nên hun hít âu yếm con mình trong lúc nó thức, không nên hun hít âu yếm khi con mình đang ngủ mê.
* Con mình đang lúc thức, sáu tâm thức của nó hiện có mặt và đang sinh hoạt trong thân thể thì nó mới có cảm giác. Nhơn lúc nó đang thức cha mẹ hun hít âu yếm nó thì Ý Thức của nó tiếp nhận có phân biệt, có chọn lựa và có giới hạn và khi nó tiếp nhận đầy đủ tình cảm của cha mẹ ban cho liền có những cử chỉ như tránh mặt qua chỗ khác hoặc đưa hai tay đẩy cha mẹ qua một bên.
* Còn đứa con khi ngủ mê, sáu Tâm Thức của nó không còn hiện hữu, chỉ còn lại hai Tâm Thức Mạt Na và A Lại Da trong thân thể của nó cho nên nó lúc đó không có cảm giác nhận thức; cha mẹ hun hít âu yếm trong lúc đứa con đang ngủ mê, nghĩa là cha mẹ trút hết vào tâm của nó sự đam mê luyến ái qua tâm Thức Mạt Na tiếp nhận không có phân biệt chọn lựa và không giới hạn, khiến tâm của nó bị ô nhiễm ngu si đần độn, sẽ làm trở ngại sự học hỏi của nó sau này kém thông minh khi nó lớn lên. Muốn con mình lớn lên trở nên người thông minh sáng suốt, một trong những điều kiện là không nên hun hít âu yếm chúng nó trong lúc ngủ mê.
3. Tạo Tình Cảm Nương Tựa Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Như trước đă trình bày theo tinh thần duyên sinh, con người sống cần phải có chỗ nương tựa để tồn tại, để nảy nở và phát triển tâm hồn, nhưng đã sống chung với nhau mà không có tình cảm gắn bó với nhau thì không có hạnh phúc an lạc. Con người sống chung với nhau mà không có tình cảm gắn bó thì đối xử với nhau có tính cách máy móc, tính toán thiệt hơn, thái độ lợi dụng lẫn nhau hơn là thể hiện sự chân tình trao đổi chia sẻ.
Trong một gia đình, con người muốn có hạnh phúc an lạc thật sự thì mỗi người cần phải xây dựng tình cảm nương tựa. Nhất là con cái, chúng nó cũng cần phải có chỗ nương tựa để đặt tình cảm. Chúng nó đặt tình cảm nương tựa nơi cha mẹ thì thương yêu và sẵn sàng hy sinh cho cha mẹ, chúng nó đặt tình cảm nơi súc vật như con gấu vải, con búp bê, con mèo, con chó thì thương yêu và sẵn sàng hy sinh cho những súc vật nói trên. Tại sao đứa trẻ lớn lên chỉ biết thương yêu và quý mến những con gấu, con búp bê bằng vải, hoặc thương yêu và quý mến con mèo, con chó hơn thương yêu và quý mến cha mẹ của nó?
Nguyên do cha mẹ không cho nó đặt tình cảm nương tựa nơi mình, cho nên nó phải đặt tình cảm nương tựa vào những chỗ khác, như nương tựa con gấu, con búp bê bằng vải..v..v.... để cho tình cảm của nó nảy nở và phát triển. Cha mẹ muốn cho con mình luôn luôn mến thương tưởng nhớ đến mình thì phải để cho chúng nó nương tựa tình cảm từ khi sinh ra cho đến khi thành danh. Cha mẹ muốn con mình dâng trọn tình cảm nương tựa nơi mình thì phải theo những điều kiện sau đây:
Nguyên do cha mẹ không cho nó đặt tình cảm nương tựa nơi mình, cho nên nó phải đặt tình cảm nương tựa vào những chỗ khác, như nương tựa con gấu, con búp bê bằng vải..v..v.... để cho tình cảm của nó nảy nở và phát triển. Cha mẹ muốn cho con mình luôn luôn mến thương tưởng nhớ đến mình thì phải để cho chúng nó nương tựa tình cảm từ khi sinh ra cho đến khi thành danh. Cha mẹ muốn con mình dâng trọn tình cảm nương tựa nơi mình thì phải theo những điều kiện sau đây:
a. Phải ngủ chung với con cái
Con cái từ hai tuổi cho đến khoảng 12 tuổi, cha mẹ phải tìm cách thường xuyên ngủ chung với chúng, cha thì phải ngủ chung với con trai và mẹ thì phải ngủ chung với con gái, phải thường xuyên kể những gương tốt của mình, của gia tộc cho chúng nghe, đừng để cho chúng ngủ riêng một mình trong một căn phòng suốt năm này qua năm nọ khiến cho tâm hồn của chúng lớn lên trong sự cô đơn lạc lõng. Chúng nó tuổi còn bé thơ nếu như ngủ riêng một mình trong một căn phòng trống vắng suốt năm này qua năm nọ thì tâm hồn của chúng trở nên ốc đảo và tình cảm của chúng trở nên lạnh lùng với cha me.
Giữa đêm khuya thanh vắng, tâm hồn chúng nó cảm thấy cô đơn đáng sợ, trong lúc đó không làm sao hơn đành phải gửi gấm tình cảm vào gối ôm, vào con gấu, vào búp bê hoặc vào con mèo, con chó..v..v.... để được ấm lòng cho yên giấc ngủ và cũng từ đó những vật này trở thành bạn lành gắn bó đậm đà không thể phân ly với chúng nó. Tình cảm của chúng nó đã đặt trọn vẹn vào gối ôm, vào con gấu, con búp bê..v..v....thì đối với cha mẹ lẽ tất nhiên trở nên lạc lỏng xa vời và cách biệt.
Mình là người lớn, nếu ở một mình trong một gian nhà hay ngủ riêng một mình trong một căn phòng còn cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, huống chi là đứa bé còn trẻ thơ. Cho nên cha mẹ muốn con mình đặt trọn tình cảm gắn bó với mình phương pháp đầu tiên và tốt nhất là phải tìm cách ngủ chung với chúng nó để làm chỗ nương tựa cho chúng nó an tâm.
Mình là người lớn, nếu ở một mình trong một gian nhà hay ngủ riêng một mình trong một căn phòng còn cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, huống chi là đứa bé còn trẻ thơ. Cho nên cha mẹ muốn con mình đặt trọn tình cảm gắn bó với mình phương pháp đầu tiên và tốt nhất là phải tìm cách ngủ chung với chúng nó để làm chỗ nương tựa cho chúng nó an tâm.
b. Làm gương tốt cho con cái
Tâm lý của những đứa con, nhất là con gái thường tự hào hảnh diện và khoe khoang với bạn bè những điều tốt của gia đình của cha mẹ và chúng nó cũng đau lòng cũng tủi hổ với bạn bè khi bạn bè cho biết những điều không tốt của gia đình của cha mẹ chúng nó. Cha mẹ phải luôn luôn thể hiện những đức tính tốt cho chúng nó lý tưởng. Bậc làm cha mẹ đừng làm cho chúng nó mất niềm tin với những tật xấu của mình qua hành động, lời nói hay tư tưởng. Châm ngôn thường nói:
“Không có những đứa con xứng đáng khi cha mẹ không xứng đáng” trong quyển Hạnh Phúc Lứa Đôi, trang 99, của Ven. Dr. K. Shi Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch. Cha mẹ ly dị là điều bất hạnh lớn nhất của con cái, làm tổn thương lớn nhất về mặt tâm lý của con cái, trước hết là thiếu chỗ nương tựa cho tâm linh, làm mất lý tưởng thần tượng của con cái về mặt thiêng liêng trong đó có sự bất kính đối với cha mẹ len lỏi vào tâm hồn của chúng nó, vì chúng nó cảm thấy rằng tương lai đen tối sẽ đến với chúng nó khi bị cha mẹ bỏ rơi.
Chồng vợ nếu có sự bất hòa vấn đề gì, nếu như việc nhỏ nhặt thì hai người âm thầm giải quyết lấy đừng cho con cái biết, đừng để tổn thương đến tâm hồn trong trắng của chúng; còn như những việc bất hòa trở nên lớn chuyện có thể đi đến ly dị nếu như con cái đã lớn thì nên đem ra thảo luận với chúng, vì chúng nó cũng có nhiều ý kiến quan hệ tinh thần với cha mẹ trong cộng đồng sống chung gia đình, nếu cha mẹ còn nghĩ tình nghĩa với con cái. Thật là một điều bất hạnh và khổ đau nhất cho con cái khi bị cha mẹ bỏ rơi để họ sống cho hạnh phúc riêng tư. Nói tóm lại, bậc làm cha mẹ luôn luôn phải biểu tượng tấm gương tốt trong mọi góc độ qua hành động, qua lời nói và qua ý tưởng để cho con cái noi theo.
Chồng vợ nếu có sự bất hòa vấn đề gì, nếu như việc nhỏ nhặt thì hai người âm thầm giải quyết lấy đừng cho con cái biết, đừng để tổn thương đến tâm hồn trong trắng của chúng; còn như những việc bất hòa trở nên lớn chuyện có thể đi đến ly dị nếu như con cái đã lớn thì nên đem ra thảo luận với chúng, vì chúng nó cũng có nhiều ý kiến quan hệ tinh thần với cha mẹ trong cộng đồng sống chung gia đình, nếu cha mẹ còn nghĩ tình nghĩa với con cái. Thật là một điều bất hạnh và khổ đau nhất cho con cái khi bị cha mẹ bỏ rơi để họ sống cho hạnh phúc riêng tư. Nói tóm lại, bậc làm cha mẹ luôn luôn phải biểu tượng tấm gương tốt trong mọi góc độ qua hành động, qua lời nói và qua ý tưởng để cho con cái noi theo.
c. Theo dõi sự học hành của con cái
Theo quyển Hạnh Phúc Lứa Đôi của Thích Tâm Quang dịch, trang 101 giải thích: “Nhà là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy giáo đầu tiên. Trẻ con thường học những bài học vỡ lòng tốt và xấu nơi cha mẹ”. Bổn phận của cha mẹ là phải luôn luôn quan tâm đến đời sống của con cái nhất là vấn đề học vấn, nền tảng căn bản của đời sống hạnh phúc của con cái trong tương lai. Thầy giáo đào luyện kiến thức văn minh cho con cái trong trường học, còn cha mẹ giáo dục kinh nghiệm đạo đức làm người cho con cái trong trường đời.
Nhưng trường học thì khác hơn trường đời, trường học chỉ giáo dục con người qua sách vỡ, nhưng trường đời thì giáo dục con người qua kinh nghiệm sống. Để cho trường học và trường đời không mâu thuẩn với nhau trong phương hướng xây dựng hạnh phúc tương lai cho con cái, cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sự học hành của con cái mình. Những điều kiện theo dõi sự học hành của con cái như sau:
Nhưng trường học thì khác hơn trường đời, trường học chỉ giáo dục con người qua sách vỡ, nhưng trường đời thì giáo dục con người qua kinh nghiệm sống. Để cho trường học và trường đời không mâu thuẩn với nhau trong phương hướng xây dựng hạnh phúc tương lai cho con cái, cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sự học hành của con cái mình. Những điều kiện theo dõi sự học hành của con cái như sau:
1. Điều Kiện thứ nhất
* Cháu nào học giỏi cha mẹ khen thưởng,
* Cháu nào học kém cha mẹ an ủi khuyến khích, thí dụ như khuyến khích nó cố gắng học cuối tháng được điểm cao tặng quà cho nó,.v..v....
* Cháu nào nếu như cuối niên khóa học kém, cha mẹ phải theo dõi cháu có năng khiếu gì thì cho nó học ngành nghề theo năng khiếu của nó, nhờ đó nó mới chăm học để năng khiếu được phát triển. Châm ngôn có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghĩa là bất cứ nghề nào, miễn nghề đó được điêu luyện tinh xảo thì một đời được vinh hiển, đừng bắt ép con mình học theo ý muốn của mình mà những môn học đó không phải đúng năng khiếu và sở thích của chúng nó.
2. Điều kiện thứ hai
Cha mẹ theo dõi những điều học được trong nhà trường có lợi hay có hại về mặt tình cảm trong gia đình, có những môn học có lợi về mặt khoa học kỹ thuật nhưng không có lợi về mặt đạo đức tình cảm làm người. Thí dụ:
* Nhà trường dạy cháu về giá trị giữa công nhân và chủ nhân, nghĩa là chủ nhân phải trả lương tương xứng công suất của công nhân và không được cướp công của công nhân. Khi về nhà, cha mẹ nhờ cháu làm một việc gì đó và cháu khi làm xong việc đó liền đòi hỏi cha mẹ phải trả công cho cháu, cha mẹ không trả công cho cháu thì cháu cứ trách móc cha mẹ cướp công của cháu. Ba má cháu hỏi: ai dạy con như thế, cháu trả lời nhà trường dạy con như thế. Từ đó cha mẹ và cháu sứt mẻ tình cảm với nhau. Cho nên cha mẹ phải theo dõi để giải thích lại mặt trái của vấn đề để cháu so sánh chọn lựa.
* Có một số nhà trường dạy triết lý sex cho học sinh và cho rằng hành động tình dục không có tội lỗi. Sau khi học xong, đa số học sinh thích thú muốn thí nghiệm cho biết, mà chúng nó không rõ vấn đề tình dục sẽ gây đau khổ cho cá nhân cho gia đình, cho cả xã hội và bị người đời khinh khi, còn cho tình dục la món hàng quá tầm thường không còn quý trọng, mất lý tưởng, thường gọi là “Tình yêu bán chợ trời”.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác có hại cho luân lý, cho đạo đức và cho tình cảm của con người mà bậc làm cha mẹ phải có bổn phận theo dõi để giải thích lại mặt trái của mọi vấn đề để cho con mình hiểu biết, có nghe được hai tiếng chuông thì mới biết tiếng chuông nào kêu hơn.
4. Hướng Dẫn Con Cái Về Đạo Đức Và Hiếu Hạnh
Đạo đức là nền tảng căn bản của con người và hiếu hạnh là điều kiện hàng đầu trong nếp sống làm người. Những đứa trẻ sinh ra theo luật nhân quả của Phật giáo là kết quả sơ khởi với dạng vô ký ( không phải thiện mà cũng không phải ác) của những nghiệp nhân kiếp trước có quan hệ trực tiếp với cha mẹ, nghĩa là những nghiệp nhân thiện ác chứa đầy trong tâm của nó chờ gặp duyên xuất hiện để thọ nhận quả báo tốt hay xấu trong cuộc đời nó.
Có thuyết cho rằng đứa bé sinh ra thuộc về bản tính thiện và có thuyết cho rằng đứa bé sinh ra thuộc về bản tính ác. Đứa bé sinh ra nếu là bản tính thiện thì không thể trở thành người tội lỗi xấu ác được; còn đứa bé sinh ra nếu là bản tính ác thì không thể trở thành người hiền lương đạo đức được. Theo Phật giáo, đứa bé sinh ra thuộc về bản tính vô ký là bản tính không phải thiện và bản tính không phái ác, nghĩa là nó sống gần những điều thiện thì trở thành người hiền lương đạo đức và nó sống gần những điều ác thì trở thành người xấu xa tội lỗi.
Những đứa bé mới sinh ra thuộc dạng vô ký, nghĩa là những nghiệp thiện ác của kiếp trước hiện đầy dẫy trong tâm thức của chúng nhưng chưa có đủ duyên xuất hiện để tạo lấy quả báo an vui hay khổ đau cho cuộc đời của chúng đúng với châm ngôn: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cũng vì lý do đó, bậc làm cha mẹ cần phải hướng dẫn con cái xây dựng đạo đức làm người, tránh xa những điều xấu ác và làm những điều lành, giữ tâm cho thanh tịnh. Những nguyên tắc hướng dẫn con cái về đạo đức và hiếu hạnh như:
Có thuyết cho rằng đứa bé sinh ra thuộc về bản tính thiện và có thuyết cho rằng đứa bé sinh ra thuộc về bản tính ác. Đứa bé sinh ra nếu là bản tính thiện thì không thể trở thành người tội lỗi xấu ác được; còn đứa bé sinh ra nếu là bản tính ác thì không thể trở thành người hiền lương đạo đức được. Theo Phật giáo, đứa bé sinh ra thuộc về bản tính vô ký là bản tính không phải thiện và bản tính không phái ác, nghĩa là nó sống gần những điều thiện thì trở thành người hiền lương đạo đức và nó sống gần những điều ác thì trở thành người xấu xa tội lỗi.
Những đứa bé mới sinh ra thuộc dạng vô ký, nghĩa là những nghiệp thiện ác của kiếp trước hiện đầy dẫy trong tâm thức của chúng nhưng chưa có đủ duyên xuất hiện để tạo lấy quả báo an vui hay khổ đau cho cuộc đời của chúng đúng với châm ngôn: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cũng vì lý do đó, bậc làm cha mẹ cần phải hướng dẫn con cái xây dựng đạo đức làm người, tránh xa những điều xấu ác và làm những điều lành, giữ tâm cho thanh tịnh. Những nguyên tắc hướng dẫn con cái về đạo đức và hiếu hạnh như:
a. Về Đạo đức:
* Lúc nó còn trẻ thơ, cha mẹ phải tập cho con cái biết xưng hô dạ thưa, biết vâng lời, biết chào hỏi khi khách đến nhà, không được lấy mắt ngó rồi bỏ đi hoặc không được nói năng vô lễ.
* Tập cho con cái biết làm việc thiện, biết bố thí, biết giúp đỡ người già yếu, bệnh tật..v..v....
* Chỉ dạy cho chúng biết kính trên nhường dưới, biết thương yêu anh em bà con dòng họ,..v..v.....
* Nếu cha mẹ đạo Phật, dẫn chúng đi chùa lễ Phật, hợp đoàn bạn đạo với lứa tuổi của chúng và còn các đức hạnh khác của đạo Phật như mình muốn cúng dường cho Tam Bảo nên đưa tiền bảo chúng nó bỏ vào thùng phước sương, mình đốt hương lễ Phật đưa chúng nó mỗi đứa một cây và giúp chúng nó cấm lên lư hương trên bản Phật, mình lạy Phật và bảo chúng nó lạy theo,..v..v... đó là những hình ảnh, những cử chỉ, những hành động uốn nắn chúng nó trở thành thói quen, có thể giúp đạo đức được ăn sâu vào tâm não nơi chúng nó.
b. Về hiếu hạnh:
Cha mẹ phải hướng dẫn con cái của mình tổ chức ngày lễ Hiếu Hạnh nho nhỏ tại gia đình cũng như ngày lễ Mother day và Father day của nước Mỹ, nhưng tổ chức nội dung phải có chất lượng mà không phải chỉ chú trọng hình thức thiếu giá trị tinh thần, nghĩa là không phải mua một gói quà nho nhỏ và một cái thiệp chúc cha chúc mẹ là đủ. Nếu gia đình đạo Phật, cha mẹ chọn ngày Hội Vu Lan rằm tháng bảy hướng dẫn con cái tổ chức ngày lễ Hiếu Hạnh tại gia đình. Phương thức tổ chức như sau:
• Tối Chủ Nhật, cha mẹ tập trung các con cái lại tại phòng khách trong nhà.
• Trong các cháu, cử một cháu lớn tuổi hơn đứng ra đọc bài văn ngắn chúc tụng công lao cha mẹ bằng tiếng Anh do cha mẹ viết cho cháu, vì tiếng Việt các cháu không hiểu hết nghĩa..
• Một cháu đại diện gắn bông hồng cho cha mẹ và cha mẹ gắn bông hồng lại cho các cháu.
• Sau đó cha mẹ tặng cho mỗi cháu một món hòa Hiếu Hạnh nho nhỏ cho các cháu.
• Tiếp theo các cháu hợp ca bài hát Bông Hồng, cha mẹ phải dạy trước cho các cháu hát và giải nghĩa bài hát cho các cháu hiểu.
• Đồng thời cùng nhau uống trà và ăn bánh ngọt.
• Sau đó bế mạc, thế là xong buổi lễ Hiếu Hạnh tại nhà.
Các cháu khi lớn lên, ấn tượng Hiếu Hạnh ăn sâu trong tâm hồn của các cháu không bao giờ quên. Đó là một trong những phương pháp giáo dục hạnh hiếu đối với cha mẹ cho tuổi trẻ hữu hiệu không ít. Nhờ đó, các cháu sau này khi lập gia đình biết cách tổ chức lễ Hiếu Hạnh cho con của chúng nó học hỏi theo.
5. Đừng Chen Lấn Vào Đời Sống Gia Đình Của Con Cái
Một số không ít, cha mẹ thường hay chen lấn vào đời sống của con cái có gia đình, kiểm soát lối sinh hoạt riêng tư của chúng, bắt chúng phải sống theo lối sống của mình, vô tình làm tổn thương đến đời sống hạnh phúc của lứa đôi. Cha mẹ có những hành động như đã kể trên vô tình đào sâu hố thẩm ngăn cách tình cảm giữa cha mẹ và con cái, nhất là tạo nên thành kiến sâu dầy giữa cha mẹ và dâu rể. Thực tế khi cha mẹ già yếu, con cái không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ mà lúc đó cha mẹ rất cần đến con cái làm chỗ nương tựa lúc tuổi xế chiều. Cha mẹ phải để cho con cái có tinh thần tự lập, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp gia đình riêng tư của chúng nó.
Trước khi lập gia đình, cha mẹ phải huấn luyện con cái cách sống của một gia đình hạnh phúc giữa chồng vợ con cái, biết cách xây dựng sự nghiệp, biết chia sẻ tình cảm, biết nuôi dưỡng con cái, biết giao dịch xã hội,..v..v.....
Khi con cái đã lập gia đình, cha mẹ không nên chen lấn vào đời sống hạnh phúc riêng tư của chúng. Sự thành bại của gia đình chúng nó để cho chúng nó tự chịu trách nhiệm giải quyết và cha mẹ chỉ đóng vai cố vấn là khi nào chúng nó đến nhờ chỉ dạy, nhưng cha mẹ chỉ trao đổi lợi hại với chúng nó bằng cách ái ngữ để chúng nó không bị mặc cảm khi tiếp nhận, không thành kiến khi bị trách móc.
Phận làm cha mẹ nên luôn luôn nhớ câu:
“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”, nghĩa là những điều mình không thích thì đừng làm cho người khác; mình không muốn cha mẹ chen lấn kiểm soát vào đời sống hạnh phúc riêng tư của mình thì mình cũng đừng chen lấn kiểm soát vào đời sống hạnh phúc riêng tư của con cái.
“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”, nghĩa là những điều mình không thích thì đừng làm cho người khác; mình không muốn cha mẹ chen lấn kiểm soát vào đời sống hạnh phúc riêng tư của mình thì mình cũng đừng chen lấn kiểm soát vào đời sống hạnh phúc riêng tư của con cái.
6. Không Nên Đem Tôn Giáo Vào Gia Đình
Theo quan niệm của tôi, phận làm cha mẹ không nên đem tôn giáo vào gia đình mà nên để cho gia đình tự động hướng về tôn giáo, nghĩa là cha mẹ đừng bắt ép con cái dâu rể muốn được cưới vợ lấy chồng trước hết phải vô tôn giáo rồi sau đó mới được tác hợp với nhau. Cha mẹ bắt ép như thế vô tình làm tổn thương tâm lý của đôi trai gái mới yêu nhau mà chúng nó chưa có khái niệm đức tin về vấn đề tín ngưỡng, nghĩa là chúng nó vì sợ không được yêu nhau nên vẫn làm theo lệnh của cha mẹ, nhưng tâm hồn của chúng nó vẫn âm thầm bất kính và khinh thường sự thánh thiện của tôn giáo đó.
Tôn giáo là một tổ chức thánh thiện và gia đình là một xã hội thế tục, cha mẹ nếu đem tôn giáo vào gia đình thì vô tình hạ thấp giá trị thánh thiện của tôn giáo đó khi chúng nó chưa có đức tin vững chắc. Gia đình hướng về tôn giáo để tu tâm dưỡng tính thì tôn giáo đó mới có lý tưởng và gia đình đó mới được hạnh phúc.
Gia đình hướng về tôn giáo để tu tâm dưỡng tính, nghĩa là gia đình đó, đôi trai gái sau khi xây dựng đức tin về tình yêu vững chắc cho nhau, rồi sau đó chúng nó mới tự động hướng về tôn giáo theo đức tin tín ngưỡng sẵn có của mình để cùng nhau bồi dưỡng tâm linh cho việc xây dựng hạnh phúc chân thật.
Gia đình nào, đôi trai gái cùng một tôn giáo thì rất dễ dàng cho việc đem tôn giáo vào gia đình trước khi cưới gả. Còn gia đình, đôi trai gái khác nhau tôn giáo thì đừng ép chúng nó theo đạo trước khi yêu nhau mà chúng nó không có chút đức tin tín ngưỡng nào và cũng không có quyền tự do chọn lựa đức tin tín ngưỡng cho mình.
Phận làm cha mẹ nếu như thật sự thương yêu con dâu hay con rể của mình thì để cho chúng tự do chọn lựa tôn giáo theo sự hiểu biết của chúng nó, đừng chen lấn vào gia đình riêng tư của chúng nó, đừng đem tôn giáo vào khống chế đời sống hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ. Nếu được như vậy thì gia đình đó hạnh phúc biết bao.
Trích trong: Xây dựng hạnh phúc gia đình
Tác giả: Thích Thắng Hoan
Còn nữa...
Trích trong: Xây dựng hạnh phúc gia đình
Tác giả: Thích Thắng Hoan
Còn nữa...