Kinh Phật

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Thứ năm, 22/03/2021 07:20

Bổn môn Pháp Hoa được hoàn thành năm 1990, nhưng có thể những năm sau, tôi thăng tiến trên đường đạo, sẽ gặt hái những nhận thức khác cao hơn. Tuy nhiên, cũng có thể tôi đánh mất những gì tu tạo được, nếu bị tụt hậu. Lên hay xuống, tốt hay xấu, hãy để cho thời gian trả lời.

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa - Phần 1

Đức Phật giảng nói pháp nhiều vô số, thường được tiêu biểu bằng con số tám mươi bốn ngàn pháp môn tu. Tuy nhiên, trước khi Niết bàn, Đức Phật lại phủ nhận tất cả, Ngài khẳng định rằng chưa từng nói một lời. Đứng trước hai lời dạy hoàn toàn trái ngược này, người tu hành phải biết tổng hợp cả hai vấn đề mà Phật đưa ra, để thấy được điều gì là chân lý và điều nào cần phủ nhận, ngõ hầu tìm được pháp thích hợp với mình, vận dụng lợi lạc trong cuộc sống.

Trên căn bản tìm pháp tương ưng để tu, nếu hành trì đúng sẽ đạt đến cứu cánh Phật quả; ngược lại, tu sai, chỉ chuốc lấy khổ đau. Đức Phật thường ví pháp như thuyền bè đưa chúng ta qua sông mê bể khổ; đừng dại dột đội thuyền mà đi. Riêng tôi, thuở nhỏ cũng phạm lỗi lầm này. Vì hết lòng thương đạo, tôi luôn luôn tâm niệm phải bảo vệ đạo pháp. Thực ra, lớp người trẻ thường có ý niệm sống chết cho đạo, để bảo vệ đạo pháp trường tồn. Tuy nhiên, về sau trưởng thành, nhờ thọ trì chánh pháp và được minh sư khai ngộ, tôi mới nhận ra ý niệm đó mặc dù tốt, nhưng hoàn toàn sai lầm. Nếu tôi mang bệnh cố chấp, chắc chắn không thể tiến tu được như ngày nay.

Thật vậy, khi chúng ta khư khư giữ ý nghĩ bảo vệ đạo pháp, ai động đến cái chúng ta muốn bảo vệ, thì tham sân nổi dậy liền. Không biết đạo pháp chúng ta bảo vệ được đến đâu, nhưng trước mắt thấy rõ chúng ta đã đi ngược lại lời Phật dạy. Từ ý niệm tốt ban đầu khởi lên, nay trở thành sân hận, bực tức, nói lời thô tục, thậm chí muốn hại người nào chống đối lại ý kiến của ta; nghĩa là chúng ta đã phát sinh ý niệm đối kháng và muốn tiêu diệt người khác ý mình. Đó chính là ác tâm đã sanh ra chỉ vì muốn bảo vệ đạo pháp. Ai có ý trái lại, chúng ta sẵn sàng ăn thua. Nếu sức yếu, chúng ta không chống nổi; nhưng có người khác hại được họ, chúng ta vô cùng sung sướng. Như vậy, chỉ tu sai một chút, nhận lầm giặc là con, khổ sẽ chồng chất thêm khổ và cửa địa ngục mở ra chào đón chúng ta. Đức Phật e ngại chúng ta rơi vô bệnh cố chấp này, cho nên Ngài phủ nhận trong kinh Văn Thù rằng suốt bốn mươi chín năm, Phật chưa nói một lời.

Giới thiệu Kinh Pháp Hoa

thien_2812_tungkinh1_kienthuc_cfpu-0901

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa - Phần 2

Khi rời Việt Nam sang Nhật, nhờ Thiền sư khai ngộ, tôi nhận được ý niệm hoàn toàn khác hẳn trước kia; Phật bảo vệ, che chở chúng ta, không phải chúng ta bảo vệ Phật pháp. Thực sự, chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp Long thiên mới bảo vệ được đạo pháp. Chúng ta chưa thoát khỏi sự chi phối của đói khát, nóng lạnh; nói cho cùng, không tự bảo vệ nổi bản thân mình, nói chi đến khả năng bảo vệ đạo pháp. Riêng tôi, cảm thấy mình nhỏ bé trước vũ trụ bao la và trở về thực tế cuộc sống, còn biết bao quy luật chi phối, có sự liên hệ hỗ tương chằng chịt giữa ta và người, giữa ta và xã hội, giữa quốc gia này với quốc gia khác, cho đến sự hiện hữu cộng tồn giữa các loài sống chung trên trái đất này. Quả thật có vô số vấn đề tồn tại nằm ngoài tầm hiểu biết và vượt khỏi khả năng hành động của chúng ta.

Tuy nhiên, sống trong biển sanh tử không chút an toàn này, tôi vẫn cảm nhận hoàn toàn an lạc trong pháp Phật. Từ đó, một lòng lo tu hành, thẳng tiến trên con đường giải thoát mà Đức Phật vạch ra. Mỗi ngày, an trụ trong pháp Như Lai, kinh Duy Ma gọi là ăn cơm Hương Tích, tâm hồn cảm thấy thanh thản và đạo đức, trí tuệ của chúng ta lớn dần. Đến một ngày nào, dìu dắt dược người tiến tu đạo hạnh, tự biết mình đã trưởng thành trên đường đạo.

Chúng ta ý thức sâu sắc rằng pháp Phật rất nhiều và không cố định, không nên chấp chặt pháp nào, nhưng cũng không rời bỏ pháp. Cộng cả hai, để tìm được pháp tu vượt sông mê bể khổ, đến cứu cánh Niết bàn. Trách nhiệm ở chúng ta phải tự tìm. Đức Phật đưa ra ý này hay ý khác nhằm giúp chúng ta tìm được pháp tương ưng với mìn. Ngài không làm thế cho ta được.

Đầu tiên, tôi tìm trong văn tự ngữ ngôn của tám mươi bốn ngàn pháp môn tu là các phương thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Tìm xong, tôi đưa vị thuốc Phật vào biển khổ trần lao cho tác động. Tôi nhận ra được ý Phật dạy rằng Ngài không nói lời gì và trở lại thực tế, có pháp tu riêng cho mỗi người khác nhau.

Có phải tụng kinh Pháp Hoa thì mọi tội lỗi đều tiêu tan?

maxresdefault

Pháp tôi hành trì là Bổn môn Pháp Hoa, chuyển hóa từ thọ trì 28 phẩm kinh Pháp Hoa và Hồng danh Pháp Hoa. Từng giai đoạn tu, tôi thấy pháp khác. Quả đúng như Phật dạy rằng không có pháp cố định nào dẫn đến Vô thượng Đẳng giác.

Tiến tu, chúng ta nhận được các pháp khác nhau, vì mỗi lần thay đổi pháp, đưa đến kết quả là nhận thức và cuộc đời của chúng ta cũng thay đổi theo, tiến từ xấu đến tốt. Trên bước đường tu, khởi đầu không ai biết đến chúng ta, lần lần tu càng lâu, đạo đức và tri thức càng thăng hoa, được người quý mến kính trọng, chứng tỏ chúng ta đã đi đúng con đường giải thoát. Ngược lại, có người mới xuất gia, tự cho mình là Thầy thiên hạ, xem ai cũng là "con” mình, để rồi hưởng hết phước, phải bị đọa.

Bổn môn Pháp Hoa được hoàn thành năm 1990, nhưng có thể những năm sau, tôi thăng tiến trên đường đạo, sẽ gặt hái những nhận thức khác cao hơn. Tuy nhiên, cũng có thể tôi đánh mất những gì tu tạo được, nếu bị tụt hậu. Lên hay xuống, tốt hay xấu, hãy để cho thời gian trả lời.

Đối với tôi, mới tu thì xem giáo lý là khuôn vàng thước ngọc không thể thay đổi. Trên đường tu, với thời gian, tri thức phát triển, nhận ra được pháp Phật và kiến thức loài người từng bước đổi khác theo thời đại. Từ đó, pháp Phật cũng có giá trị tùy người, tùy chỗ, tùy lúc, không bao giờ có tác dụng giống nhau. Nếu rời bỏ pháp Như Lai, chỉ lấy nhận thức của con người, chúng ta đã lạc đường, không còn là đệ tử Phật. Tuy nhiên, người chấp Phật pháp mà không phù hợp thực tế, cũng rớt vô bệnh giáo điều như Tổ thường quở: "Y kinh giải nghĩa, Phật oan tam thế”. Người tu lấy pháp Phật rọi vô nhận thức thế gian, để thấy rõ yêu cầu của chúng sanh, đưa ra giải pháp đúng đắn cho họ. Từng thời kỳ, vào biển khổ, tiếp xúc với chúng sanh, mới thấy được chân lý.

Kinh Pháp hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

hoa-suen

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa - Phần 3

Trong quá trình hành đạo, bước đầu, tôi thọ trì 28 phẩm kinh Pháp Hoa; sau đó, tôi hành trì pháp sám hối Hồng danh Pháp Hoa và đến Bổn môn Pháp Hoa. Trên đường tu học, có thể nghiệm pháp thì tri kiến thay đổi theo thời gian; nghĩa là tôi đã kết hợp Phật pháp và sự nhận thức của con người.

Riêng Tăng Ni, Phật tử, mỗi người phải có sở đắc riêng. Tôi mong quý vị làm thế nào đạt kết quả tốt. Đức Phật không muốn tôi lệ thuộc Ngài và tôi cũng không muốn quý vị bị ràng buộc vì tôi. Chỉ mong mọi người tự phát triển, làm lợi ích cho đời.

Có người nghi ngờ rằng Bổn môn Pháp Hoa kinh quá ngắn, chỉ có bảy phẩm so với bộ kinh Pháp Hoa 28 phẩm có từ trước; không biết tụng ít như vậy có phước hay không, có linh nghiệm, hay có đầy đủ ý nghĩa chăng. Trái lại, cũng có người nhận xét Bổn môn Pháp Hoa ngắn gọn, dễ tụng, không chiếm nhiều thì giờ và có thể thuộc lòng, nên ở đâu cũng suy nghĩ, đọc thầm được.

Đối với tôi, kinh Phật nhiều hay ít, khó hay dễ không quan trọng. Vấn đề chính yếu làm thế nào đạt hiệu quả trong công phu tu tập. Giá trị hiệu quả được đặt trên năm tiêu chuẩn để chúng ta tiến tu. Trước tiên, thọ trì bộ kinh nào của Phật, không riêng gì kinh Pháp Hoa, chúng ta phải cảm thấy an vui. Nương tựa bộ kinh đó, chúng ta sống bình yên. Nói rộng hơn, bước đầu tu, phải tìm chùa, nơi đó chúng ta cảm thấy tâm hồn thanh thản, sống chung với vị minh sư, nhận được giải thoát và tìm kinh nào thọ trì mà mình cảm thấy an vui. Không phải chùa nào cũng tới, Thầy nào cũng theo và kinh nào cũng thọ trì; vì căn lành của chúng ta chỉ phát được là nhờ có sự thích hợp với chùa, với pháp tu và vị đạo sư hướng dẫn.

Khái quát tư tưởng Kinh Pháp Hoa

loading...