Kiến thức
Ý nghĩa cao cả trong sự xuất gia tìm đạo của Đức Phật
Chủ nhật, 09/12/2022 08:00
Cuộc đời Đức Phật là một bằng chứng hiển nhiên để người đời nhận thấy rằng giáo lý của Ngài có thể thực hiện được, chứ không phải là những lời nói suông, những không tưởng, những lâu đài xây dựng trên mây, trên khói.
Ðức Thích Ca đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Ðề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.
Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm cả ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ.
Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả "Túc Mệnh Minh", thấy rõ được tất cả quá khứ của mình trong tam giới. Ðến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn Minh", thấy được tất cả bản thể của vũ trụ và Ngài nguyên nhân cấu tạo của nó. Ðến canh tư, Ngài chứng được quả của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi tư pháp luân hồi.
Từ ngày ấy, Ngài được Ðạo vô thượng, thành bậc "Chánh Ðẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc.
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường, thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng cái thế ấy, như Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn, Xê Ða (*Céar), chính mình? cho nên thắng người đã khó mà thắng mình lại khó hơn. Ðức Phật đã thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đã thắng được giặc Ma Vương Dục Vọng. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðại Hùng Ðại Lực.
Ngài không phải quyền lợi riêng mình mà chiến đấu. Ngài chiến đấu vì tình thương. Mà tình thương ở đây cũng không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè. Tình thương ở đây là tình thương chúng sanh, tất cả cõi đời. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ thương con. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðai Từ Ðại Bi.
Lại tình thương ấy, Ngài đã hoan hỷ lìa bỏ ngôi báu cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ để sống một đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng nước độc. Một khi mà rời bỏ thứ mà người đời cho là qúy báu nói trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đã sai con gái mình giả làm nàng Gia Du đến kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài không một chút bận tâm thối chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Ðại Hỷ Ðại Xả.
Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng sanh không thể không suy gẫm cái ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời từ xưa đến nay đã tôn xưng Ngài là Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ, Ðại Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả.
Chúng ta nên phát tâm rộng lớn và mạnh mẽ
Chúng ta đã được biết qua đời sống của Ðức Phật từ khi sơ sanh cho đến thành đạo. Bài học của đời Ngài dạy cho chúng ta nhiều ý nghĩa, nhiều phương diện quý báu.
Nhưng điều quý báu nhất đối với kẻ sơ cơ như chúng ta là phải phát tâm Bồ Ðề rộng lớn, nguyện vì đời, vì đồng bào, đồng loại mà tu hành, chứ không phải là ích lợi riêng cho chúng ta.
Chúng ta lại phải phát tâm dõng mãnh, tích cực trong sự tu hành; một khi vào đường đạo, thì dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn cũng nhất thiết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái đức kiên trì như Ðức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ Ðề.
Ðược như vậy mới xứng đáng là "chân chánh Phật tử".
Ngày 8/12 âm lịch hàng năm là ngày ghi nhớ Đức Phật thành đạo. Đón mừng sự kiện vĩ đại này, chúng tôi khởi đăng loạt bài xiển dương Đạo Phật và ngày Đức Phật thành Đạo, cũng như kêu gọi Phật tử mọi miền có các hành động thiết thực tưởng nhớ Ngài.