Kiến thức

Ý nghĩa của ba tháng an cư

Chủ nhật, 22/06/2021 04:27

Ba tháng an cư mới thực sự là khoảng thời gian để tăng cường tinh thần đó cũng như để thúc liễm thân tâm, củng cố lại những xao nhãng trong suốt thời gian du hóa.

An cư; tiếng Phạn là vārṣika hoặc varṣa, Pali là vassa, Hán dịch là vũ kỳ, hạ an cư, vũ an cư, tọa hạ, hạ tọa, kết hạ, tọa lạp, nhất hạ cửu tuần, cửu tuần cấm túc, kết chế, kết chế an cư(1); là một truyền thống được duy trì liên tục trong Phật giáo. Đó là khoảng thời gian ba tháng mà hàng đệ tử xuất gia của Phật sống tập trung cố định thành những hội chúng trong các trú xứ. An cư vốn là một truyền thống tu tập của hầu hết các giáo phái ở Ấn độ, riêng đối với các Thánh đệ tử của Phật thì việc an cư cũng được đức Phật và đệ tử của Ngài chấp nhận. Theo An cư kiền độ(2) của Tứ phần luật quyển 37 và phẩm Tạp tụng thứ 53 thuộc Ma ha tăng kỳ luật quyển 27 thì phép an cư được đức Phật chế định do một số Tỷ-kheo du hành trong mùa mưa dẫm đạp sinh vật khiến người đời chê trách.

Trên bình diện thế gian, ứng theo truyền thống văn hóa mà nói thì an cư thể hiện tấm lòng từ bi của người xuất gia đối với muôn loài côn trùng. Bởi vì ở Ấn Độ, thời kỳ an cư là mùa hạ, đó là mùa mưa, mùa sinh sản của muôn loài côn trùng, việc đi lại sẽ dẫm chết nhiều sinh vật nhỏ bé. Vả lại, trong thời gian tập trung một chỗ như vậy người cư sĩ tại gia dễ dàng lui tới học hỏi. Tuy nhiên, trên tinh thần giới luật, an cư còn có một ý nghĩa khác quan trọng hơn và liên quan đến sinh mạng của Tăng, đó là củng cố và duy trì tính thanh tịnh và hòa hợp của đoàn thể đệ tử xuất gia của Phật. Ý nghĩa này chỉ có trong đoàn thể Tăng của Phật giáo, những giáo phái khác không có.

Ba tháng an cư mới thực sự là khoảng thời gian để tăng cường tinh thần đó cũng như để thúc liễm thân tâm, củng cố lại những xao nhãng trong suốt thời gian du hóa.

Ba tháng an cư mới thực sự là khoảng thời gian để tăng cường tinh thần đó cũng như để thúc liễm thân tâm, củng cố lại những xao nhãng trong suốt thời gian du hóa.

An cư trong đại dịch

Tăng (Tăng-già, sangha) được người Trung Hoa dịch ý là Hòa hợp chúng. Đó là tập thể gồm nhiều người xuất gia sống trong tinh thần thanh tịnh hòa hợp và có chung một mục đích, đó là giải thoát. Hai yếu tố trọng yếu tạo nên sinh mạng của Tăng là thanh tịnh và hòa hợp. Nếu một trong hai yếu tố đó không hiện diện thì bản thể của Tăng bị phá vỡ, và sinh mạng của Tăng cũng chấm dứt.

Ngay từ khi mới thành lập Tăng đoàn đức Phật đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy đi, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của nhiều người; vì lòng thương tưởng thế gian; vì sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại. Chớ đi hai người cùng một đường”(4). Tăng chúng không thể chỉ truy tìm giải thoát cho riêng mình mà còn phải giúp người khác giải thoát, cho nên họ thường đi đó đây để truyền giảng giáo lý chứ không ở cố định một nơi. Chính vì thế, ba tháng an cư mới thực sự là khoảng thời gian để tăng cường tinh thần đó cũng như để thúc liễm thân tâm, củng cố lại những xao nhãng trong suốt thời gian du hóa.

Sau một thời gian dài du hành giáo hóa, việc hành trì giới luật bị giảm sút, nhất là đối với những vị chưa chứng Thánh quả. Cho nên, ba tháng an cư là môi trường cần thiết để họ nâng cao trình độ tu chứng và giới hạnh. Nó có ý nghĩa như là sự tiếp tế năng lực tu trì, củng cố định lực nội tâm. Đối với những vị mới xuất gia thì an cư càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cơ hội để học hỏi từ các bậc tôn túc có nhiều kinh nghiệm, để biết được sự hành trì của mình đúng hay sai. Nói tóm lại, an cư để tăng cường sự thanh tịnh của Tăng.

Tăng chúng không thể chỉ truy tìm giải thoát cho riêng mình mà còn phải giúp người khác giải thoát, cho nên họ thường đi đó đây để truyền giảng giáo lý chứ không ở cố định một nơi.

Tăng chúng không thể chỉ truy tìm giải thoát cho riêng mình mà còn phải giúp người khác giải thoát, cho nên họ thường đi đó đây để truyền giảng giáo lý chứ không ở cố định một nơi.

Ba tháng an cư kiết hạ của người tu sĩ

Tăng là một chúng hội hòa hợp, nhưng nếu mỗi thành viên cứ sống biệt lập hoặc đi đó đây mà không có thời gian sống chung cố định với nhau thì ý nghĩ hòa hợp sẽ không còn nữa. Yếu tố hòa hợp này hết sức quan trọng và là đặc trưng cơ bản của Tăng đoàn. Các ngoại đạo cũng có sự thanh tịnh, cũng có sự chứng đắc, thế nhưng không có sự hòa hợp. Như trong kinh Pháp trang nghiêm(5) thuật lại, vua Pasenadi nhiều lần chứng kiến lối sinh hoạt của Tăng đã phải ngạc nhiên thốt lên rằng: “...Bạch Thế Tôn, vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lỵ cãi lộn với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, anh em cãi lộn với chị em, chị em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống với nhau thuận hòa, thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính...”. Hòa hợp của Tăng không đơn giản chỉ là trạng thái tập trung không cãi vã nhau mà đó là sự tập trung hòa hợp để giải quyết công việc của Tăng một cách hài hòa đúng pháp. Cho nên trong mùa an cư, dù sống chung với nhau không có mối bất hòa mà không nói chuyện với nhau thì đức Phật cũng không cho phép, như trường hợp các Tỷ-kheo ở Câu-tát-la(6). Đức Thế Tôn đã khiển trách nhóm Tỷ-kheo ở Câu-tát-la khi biết rằng họ sống chung theo lối không nói chuyện trong suốt ba tháng an cư. Dù rằng đức Thế Tôn đã từng khen ngợi nhóm ba tôn giả A-na-luật, Nan-đề và Kim-tỳ-la, nhưng đó là ngày thường, không phải Hạ.

Để thể hiện trọn vẹn tinh thần hòa hợp đó, đức Thế Tôn đã chế định một số luật tắc cho cuộc sống cộng đoàn Tăng lữ mà khoảng thời gian an cư là cơ sở để tiến hành. Đó chính là bảy pháp bất thối, bảy pháp diệt tránh và lục hòa. Trong kinh Du hành(7) của Trường A Hàm, bảy pháp bất thối ấy như sau:

1- Các Tỷ-kheo cần phải thường xuyên tụ họp, và tụ họp đông đảo để giảng luận Chánh pháp, khiến cho có sự hòa hợp trên dưới của các Tỷ-kheo.

2- Các Tỷ-kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp, và chấp hành Tăng sự trong tinh thần đoàn kết.

3- Chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành; và cũng không bãi bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng những gì đã được quy định bởi cộng đồng Tăng lữ.

4- Các Tỷ-kheo luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các Tỷ-kheo trưởng lão, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong Chánh Pháp Luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng như thế.

5- Các Tỷ-kheo sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái.

6- Trú xứ cộng đồng các Tỷ-kheo luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh.

7- Các Tỷ-kheo sống an trú trên chánh niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc.

Để kết thúc An cư, một trong các phận sự của Tăng phải được tiến hành đó là Tự tứ

Để kết thúc An cư, một trong các phận sự của Tăng phải được tiến hành đó là Tự tứ

Tiền an cư và hậu an cư

Bảy pháp trên đây là những nguyên tắc sống mang tính dân chủ và bình đẳng, được áp dụng cho Tăng đoàn để xây dựng một hội chúng hòa hiệp; đồng thời là nền tảng cho Luật tạng hình thành và đứng vững.

Bên cạnh bảy pháp bất thối có tính chất xây dựng sự vững mạnh của Tăng thì bảy pháp diệt tránh có nhiệm vụ diệt trừ mọi tranh chấp trong Tăng để củng cố và duy trì tinh thần hòa hợp. Đó là bảy nguyên tắc thi hành luật giúp việc xử trị không rơi vào phi pháp, có như vậy thì yết-ma8 mới thành tựu, sự xáo trộn mới không phát sanh. Bảy pháp diệt tránh gồm có(9):

1- Hiện tiền tỳ ni: tức khi làm yết-ma đình chỉ sự tranh chấp có liên quan đến một Tỷ-kheo thì Tỷ-kheo ấy phải có mặt.

2- Ức niệm tỳ ni: đình chỉ tránh sự(10) bằng việc nhớ lại. Tỷ-kheo một khi được Tăng làm yết-ma thừa nhận vô tội thì không ai có quyền nói Tỷ-kheo ấy có tội.

3- Bất si tỳ ni: Tăng làm yết-ma công nhận các hành vi sai phạm của một Tỷ-kheo xảy ra trong lúc Tỷ-kheo ấy mắc bệnh cuồng si (tâm thần). Tỷ-kheo ấy được xem là không phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

4- Tự ngôn tỳ ni: giải quyết tránh sự bằng việc thú nhận của đương sự.

5- Mích tội tướng tỳ ni: nếu Tỷ-kheo phạm tội mà không chịu thú nhận thì phải tìm bằng chứng phạm tội để buộc đương sự chấp nhận, nếu làm vậy không hiệu quả thì phải dùng đến biện pháp chế tài cho đến khi Tỷ-kheo ấy chịu khuất phục trước Tăng.

6- Đa nhân mích tội tướng tỳ ni: lấy biểu quyết theo đa số.

7- Như thảo phú địa tỳ ni: phương pháp dùng cỏ che lấp bùn dơ.

Ngay từ khi mới thành lập Tăng đoàn đức Phật đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy đi, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của nhiều người; vì lòng thương tưởng thế gian; vì sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại. Chớ đi hai người cùng một đường”

Ngay từ khi mới thành lập Tăng đoàn đức Phật đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy đi, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của nhiều người; vì lòng thương tưởng thế gian; vì sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại. Chớ đi hai người cùng một đường”

Mùa an cư đáng nhớ trong cuộc đời đức Phật

Tất cả mọi xử trị của Tăng đều phải tuân thủ theo một trong những nguyên tắc trên, nếu không có những nguyên tắc ấy chi phối việc xử trị thì tránh sự không sao chấm dứt được, tính hòa hợp của Tăng do đó cũng bị phá vỡ. Bao giờ và ở đâu mà bảy nguyên tắc này được tuân thủ thì sự thanh tịnh và hòa hợp của Tăng vẫn hiện diện, bản thể của Tăng vẫn được duy trì.

Cuối cùng, tính hòa hợp của Tăng được thể hiện trong lối sống bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đó là một đời sống không tư hữu dựa trên sáu phép khả hỷ (lục hòa). Sáu phép khả hỷ là:

1- Thân hòa đồng trú: là thân nghiệp từ hòa, tức cử chỉ khiêm nhường và từ tốn đối với bạn đồng tu.

2- Khẩu hòa vô tránh: là lời nói hòa nhã, chân thật.

3- Ý hòa đồng duyệt: trong lòng luôn hoan hỷ với bạn đồng phạm hạnh.

4- Lợi hòa đồng quân: lợi dưỡng được chia đều giữa các bạn tu cùng trú xứ.

5- Giới hòa đồng tu: là tuân thủ các điều khoản giới luật chung, không tự ý thêm bớt điều luật (điều này được hàm ý trong điều thứ 3 của bảy pháp bất thối).

6- Kiến hòa đồng giải: là chia sẻ kiến giải về giáo lý với bạn đồng tu. Điều này chủ yếu ngăn chặn sự phá kiến làm chướng ngại cho tiến trình tu tập.

Sáu pháp khả hỷ này chỉ riêng áp dụng cho đoàn thể đệ tử xuất gia chứ không chung cho các chúng khác như cận sự nam (ưu-bà-tắc), cận sự nữ (ưu-bà-di). Bởi vì, nền tảng để thực hiện sáu nguyên tắc này là đời sống không tư hữu của Tăng.

An cư vốn là một truyền thống tu tập của hầu hết các giáo phái ở Ấn độ, riêng đối với các Thánh đệ tử của Phật thì việc an cư cũng được đức Phật và đệ tử của Ngài chấp nhận.

An cư vốn là một truyền thống tu tập của hầu hết các giáo phái ở Ấn độ, riêng đối với các Thánh đệ tử của Phật thì việc an cư cũng được đức Phật và đệ tử của Ngài chấp nhận.

Nhân mùa An cư 2020 nghĩ về COVID-19

Qua những nguyên tắc được trình bày ở trên, ta thấy Tăng là một đoàn thể sống thanh tịnh hòa hiệp. Nếu có một pháp hữu lậu nào khởi lên giữa Tăng thì lập tức Tăng làm yết-ma trừ diệt để trả lại sự thanh tịnh hòa hiệp cho Tăng. Mà muốn thực hiện được điều đó thì các thành viên của Tăng phải chung sống với nhau trong cùng một trú xứ, nghĩa là trong khoảng thời gian an cư các nguyên tắc trên mới được áp dụng triệt để và thể hiện rõ nét, sự thanh tịnh được tăng trưởng và tính hòa hợp mới hiện diện trọn vẹn.

Để kết thúc An cư, một trong các phận sự của Tăng phải được tiến hành đó là Tự tứ(11). Đây là pháp yết-ma cầu thỉnh ba việc: thấy, nghe, nghi; tức là thỉnh cầu bạn đồng tu nói lên những lỗi lầm của mình dựa trên ba trường hợp: thấy, nghe và nghi trong suốt thời gian ba tháng. Tự tứ là bổn phận của Tăng, nó có ý nghĩa như thuyết giới, đó là biểu hiện tính thanh tịnh và hòa hợp của Tăng, tuy nhiên ở tầm mức cao hơn. Người được thỉnh cầu sẽ nói lên những lỗi lầm của người thỉnh cầu trong tinh thần xây dựng; đó là thể hiện tính hòa hợp. Người được chỉ lỗi sẽ y theo pháp mà sám hối, đó là thể hiện tính thanh tịnh. Như vậy, thanh tịnh và hòa hợp được thể hiện xuyên suốt trong thời gian an cư, và đó mới chính là ý nghĩa đích thực của an cư.

Chú thích:

1. Phật quang đại từ điển, trang 2398.

2. Đại tạng kinh quyển 22, kinh số 1428, trang 830b.

3. Đại 22, số 1425, trang 450c.

4. Chú thích của Yết-ma yếu chỉ, Hòa thượng Trí Thủ, trang 27.

5. Kinh số 98, Trung Bộ Kinh II, Hòa Thượng Thích Minh Châu.

6. Tứ phần luật quyển 37, Tự tứ kiền độ  (Đại 22, số 1428, trang 835c). Ma ha tăng kỳ luật quyển 27, Minh tạp tụng bạt cự pháp chi ngũ (Đại 22, số 1425, trang 451a).

7. Đại 1, số 1, trang 11a; bản dịch của Thượng Tọa Tuệ Sỹ, xem Yết-ma Yếu Chỉ của Hòa Thượng Trí Thủ (trang 29). Trong tạng Pali, kinh Tăng chi bộ, chương Bảy Pháp, phẩm Vajjì , mục Tỷ-kheo, Hòa Thượng Minh Châu dịch.

8. Là phiên âm tiếng Ấn Độ, từ này rất khó dịch. Người Trung Hoa dịch ý là Nghiệp để hàm ý Biện sự tác pháp, nghĩa là các pháp do đây mà thành tựu. Hiểu đơn giản thì đây là nghi thức làm các phận sự của Tăng.

9. Bảy pháp diệt tránh thuộc chương thứ 8 của giới bổn Tỷ-kheo.

10. Tránh sự: sự tranh chấp trong Tăng, có 4 loại: 1– Ngôn tránh: tranh chấp do có sự bất đồng trong khi đàm luận về Chánh Pháp Luật; 2 - Mích tránh: tranh chấp do đưa ra chứng cớ phạm tội không giống nhau; 3 - Phạm tránh: tranh chấp khởi lên do có sự bất đồng trong khi phán quyết một Tỷ-kheo có phạm hay không phạm tội; 4 - Sự tránh: tranh chấp về việc làm yết-ma đúng hay sai (như pháp hay phi pháp).

11. Về thời điểm tự tứ thì có sự sai khác giữa các truyền thống. Ở các nước theo truyền thống Bắc truyền thì vào ngày rằm tháng Bảy, các nước theo Nam truyền vì an cư sau Bắc truyền một tháng cho nên vào ngày Rằm tháng Tám. Đó là chưa kể đến hậu an cư thì ngày tự tứ cũng phải thụt lùi lại.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

loading...