Kiến thức
Ý nghĩa của hai chữ “Hồi hướng”
Thứ bảy, 29/03/2022 01:34
Chúng ta ngày ngày xướng kệ hồi hướng, lấy cái gì để hồi hướng? Người ta thì đem công đức chân thật tu học mỗi ngày của chính mình để hồi hướng, vậy chúng ta chính mình phải phản tỉnh lại một chút, chúng ta mỗi ngày lấy cái gì để hồi hướng?
Chúng ta ngày ngày xướng kệ hồi hướng, lấy cái gì để hồi hướng? Người ta thì đem công đức chân thật tu học mỗi ngày của chính mình để hồi hướng, vậy chúng ta chính mình phải phản tỉnh lại một chút, chúng ta mỗi ngày lấy cái gì để hồi hướng?
Lấy tự tư tự lợi mà hồi hướng, lấy tham sân si mạn để hồi hướng, lấy những việc tổn người lợi mình để hồi hướng. Những thứ này không hồi hướng thì tốt hơn, càng hồi hướng càng đáng lo, việc hồi hướng này hướng đến nơi nào để đi vậy?
Hướng đến ba đường ác để đi, đây chính là pháp sư Quán Đảnh nói, "người niệm Phật niệm đến ba đường ác".Hiện tại, chúng ta hiểu được ý nghĩa của Tổ sư Đại đức nói, mới biết được sự thật này là đáng sợ, sau đó mới hiểu được "cần tu "Giới Định Huệ", diệt trừ tham sân si" là quan trọng.Cho nên thực tiễn Bồ Tát hạnh chính là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã.
Ở mọi lúc vào mọi nơi, ngay trong tất cả cảnh duyên, đối nhân xử thế tiếp vật, chúng ta dùng tâm Bồ Đề, tâm chân thật giác ngộ, lìa tướng tu thiện bố thí, vì tất cả chúng sanh phục vụ.
Chúng ta phải nên cố gắng ghi nhớ, Thế Tôn dặn bảo chúng ta"thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói".Câu nói này,ngay trong cả đời Thế Tôn đã nói qua mấy vạn lần, mỗi một bộ Kinh đều nói rất nhiều lần. Bộ "Kinh Kim Cang" từ đầu đến cuối chỉ có hơn 5000 chữ, trong đây đã nói qua mười mấy lần, chân thật là hết lòng hết dạ dặn bảo chúng ta hết lời. Chúng ta học tập, trước tiên phải hạ thấp dục vọng, tâm của chúng ta mới có thể được thanh tịnh.Tâm thanh tịnh thì niệm Phật mới hữu dụng.Sau đó tuân theo giáo huấn của Phật, "phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm".
Ý nghĩa của tâm Bồ Đề là gì,chúng ta phải làm cho rõ ràng. Chúng ta tổng kết trên cương lĩnh mà nói,"tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi", đây là tâm Bồ Đề.
Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, chúng ta phải dụng tâm như vậy, đây gọi là phát tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề phát rồi, phát ở trên miệng thì không ích gì, trên tâm phát rồi cũng không hữu dụng, nhất định phải thực tiễn.
Thực tiễn tâm Bồ Đề chính là Tam Phước, Lục Hòa, Lục Độ, mười nguyện Phổ Hiền. Dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi để "hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười nghiệp thiện"thì tâm Bồ Đề của bạn liền được thực tiễn. Dùng công đức này cầu sanh Tịnh Độ, đây gọi là phát nguyện hồi hướng.