Kiến thức

Ý nghĩa của việc tụng Kinh

Chủ nhật, 09/10/2023 10:54

Kinh Phật là pháp môn Đức Phật đã nói bao gồm tin Phật, học Phật, cho đến thành Phật. Phương pháp vô biên, cho nên Kinh Phật cũng có vô số và nhiều tên gọi.

Trong số các Kinh dùng thích hợp nhất và thông dụng nhất vẫn là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Tâm Kinh…

Nguồn gốc tụng Kinh, xuất phát ở Ấn Độ thời Đức Phật Thích Ca. Vì Kinh Phật lúc đó đã không có chữ in, cũng không phải ghi chép lại, đều dựa vào truyền thụ bằng miệng. Vì thế các đệ tử cần nghe lời dạy của Đức Phật nói ra mà thay Ngài thuyết pháp. Các đệ tử thường nghe qua nghe lại nhiều lần Kinh Phật dạy mà quen nhớ và thuộc lòng. Tự mình cần muốn thuộc nhớ một bộ Kinh Phật, cũng cần quyết tâm, hạ công phu học thuộc lòng chúng. Sau đó, tụng Kinh liền trở thành công việc chủ yếu để học tập Phật Pháp và tuyên truyền Phật Pháp.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nhưng, Tín đồ Phật giáo, vì cái gì cần phải tụng thuộc lòng các bộ Kinh, và phải lần lượt tụng Kinh trước tượng Phật, có 2 lí do:

(1). Kinh Phật cho rằng, đem một tấm gương soi lau chùi bằng cái tâm của chúng ta làm chuẩn mực, người phàm phu không dám chắc tự mình không có phạm tội. Có lúc đã phạm tội không thể biết để sửa sai, nhưng khi đối diện tượng Phật miệng tụng Kinh thì giống như nghe được chính miệng Đức Phật thuyết pháp, dạy bảo và khuyên nhủ chúng ta. Khiến nhiều lần thôi thúc chúng ta tu hành, lầm lỗi đã phạm, nhanh chóng sửa đổi; lỗi lầm còn chưa phạm, quyết tâm không phạm; công đức thiện đã tu, nổ lực tăng trưởng; còn công đức thiện chưa tu, lập chí tu hành. Đây giống như một nữ tài tử, trong khuê phòng đã có một tấm gương, khi ra khỏi nhà cũng mang tấm gương theo bên người. Buổi sáng sớm soi qua gương, ngẫu nhiên sau giờ vừa làm việc lại cũng phải soi gương. Hôm nay đã soi gương, ngày mai, ngày mốt, ngày kia cho đến năm sau cũng cần phải soi gương. Đó là vì cần giữ gìn và tăng thêm vẻ đẹp gọn gàng sạch sẽ của nét mặt cô ấy mà thôi.

(2). Tụng Kinh xem như sứ mệnh thần thánh thay thế Đức Phật thuyết pháp. Đối tượng chủ yếu của Phật pháp là con người. Ngoài con người ra, trong Lục Đạo chúng sanh còn có Trời, Thần, Quỉ, và số ít bàng sanh hoặc súc sanh cũng có thể tín thọ Phật Pháp. Cho nên tuy chỗ ở không có con người, hoặc chỗ ở không có con người nghe hiểu ý nghĩa tụng Kinh, chỉ cần có người tụng Kinh thì có các loài khác giống như trời, thần, quỉ, súc sanh đến nghe chúng ta tụng Kinh. Chúng sanh trong 3 loài Trời, Thần, Quỉ, và bộ phận bàng sanh, đều có thần thông lớn, nhỏ. Khi chúng ta tụng Kinh chỉ cần thành tâm, liền có thể cảm ứng các loài đến nghe Kinh. Nếu Phật tử vì thân bằng quyến thuộc quá cố làm Phật sự, tụng Kinh với hành động ban đầu có thiện ý, vong linh thân bằng quyến thuộc sẽ nhận được tin tức, nhất định sẽ đến đúng thời hạn nghe Kinh. Linh tính của vong linh đặc biệt rất cao, cho dù khi còn sống chưa từng nghe qua một câu Phật Pháp, sau khi chết mới nghe Kinh, cũng có thể nghe theo thiện căn thấu hiểu và tín thọ.

loading...