Hỏi - Đáp

Ý nghĩa kiết thất và đả thất

Chủ nhật, 24/02/2020 08:10

Kiết thất, đả thất và kết kỳ niệm Phật ý nghĩa không khác nhau. Cả ba danh từ này, đều có một ý nghĩa chung là hành giả tránh bớt duyên trần để yên tu.

> Giải đáp những thắc mắc về kiến thức Phật học tại đây 

Hỏi: Kiết thất, đả thất và kết kỳ niệm Phật ý nghĩa của chúng giống nhau hay khác nhau?

Kiết thất, đả thất và kết kỳ niệm Phật ý nghĩa không khác nhau. Cả ba danh từ nầy, đều có một ý nghĩa chung là hành giả tránh bớt duyên trần để yên tu.

Kiết thất, đả thất và kết kỳ niệm Phật ý nghĩa không khác nhau. Cả ba danh từ nầy, đều có một ý nghĩa chung là hành giả tránh bớt duyên trần để yên tu.

Đáp: Kiết thất, đả thất và kết kỳ niệm Phật ý nghĩa không khác nhau. Cả ba danh từ này, đều có một ý nghĩa chung là hành giả tránh bớt duyên trần để yên tu. Kiết thất là ở trong ngôi nhà nhỏ hay một gian phòng, dứt hết duyên ngoài, chỉ chuyên tu (tùy theo pháp môn mà hành giả đã chọn) như  niệm Phật trong khoảng bảy ngày. Nhưng tại sao phải bảy ngày, không sáu ngày hoặc tám ngày? Kinh dạy: “Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nào, nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày một lòng không loạn”.

Trong Kinh không nói chỉ sáu ngày, hay quá đến tám ngày, cho nên người tu Tịnh độ xưa nay căn cứ theo kinh quy định thời gian để kết kỳ niệm Phật trong bảy ngày. Từ đó, hành giả có thể tùy ý tăng thời gian thêm hoặc 21 ngày hay 49 ngày… Mục đích là để hành giả đạt được Chánh định hay Nhất tâm bất loạn mà thôi.

Còn nói Đả thất, chữ đả có nghĩa là đánh. Nói đủ là “đả thành nhứt phiến”, nghĩa là đánh cho thành một khối tịnh niệm. Đả thất niệm Phật có khi nhiều người đồng tu, hoặc chỉ một người cho dễ được thanh tịnh. Như vậy, ba danh từ tuy có khác, nhưng, tựu trung ý nghĩa cũng giống nhau.

loading...