Hỏi - Đáp

Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

Thứ hai, 17/07/2020 07:42

Công đức lễ bái 500 lạy danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát rất lớn, tiêu diệt tôi nghiệp, ma chướng đều trừ, thân tâm an lạc.

Nghi thức lạy sám hối 35 vị Phật

Vấn: Hàng tháng con hay đến chùa để lạy Ngũ Bách Danh sám hối và cầu an. Có khi là lạy 108 vị Phật. Xin Sư cho con được biết ý nghĩa của việc lễ lạy Ngũ Bách Danh và lễ lạy 108 vị Phật? Từ đâu có những phương pháp tu tập này? Kinh nào và phương thức tụng cầu an, cầu siêu như thế nào là tốt nhất?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp:

I . Xuất xứ kinh Ngũ Bách Danh:

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không có Đại tạng kinh. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán Bồ Tát Quán Thế Âm: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Thủy Lục Chư Khoa, “một nghi thức cúng cô hồn dưới nước và trên cạn”, bên cạnh có lạy danh hiệu Quán Thế Âm có lẽ xuất hiện vào thế kỷ thứ 13, khi mà tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt được truyền tụng rộng rãi vào thời đó.

Công đức lễ bái 500 lạy danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát rất lớn, tiêu diệt tôi nghiệp, ma chướng đều trừ, thân tâm an lạc. Vì thế ngày nay, các chùa, Tổ Đình, Tu viện đều có tổ chức hằng tháng, tổ chức ngày vía Quan Thế Âm 19 tháng 6 âm lịch, ngày vía Quan Thế Âm 19 tháng 9 chư Tăng Ni, nam nữ Phật tử tham dự rất đông đủ.

Trong đó có Vạn Phật Tòng Lâm, Quan Âm Tu Viện, chùa Long Phước Thọ cũng tổ chức lạy Ngũ Bách Danh Quan Thế Âm, dành cho Tăng Ni, Phật tử về tham dự.

Ý nghĩa lạy Sám hối

Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời về quá khứ. Đức Phật Tỳ Bà Thi nói: "Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác". Đức Phật Thích Ca nói: "Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp". Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ đức Phật Thích Ca cho đến đức Phật Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương, thì trong Kinh Bửu Tích nói: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ" (HT. Thích Thiện Hoa)

Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Kim Cang Bất Động Pháp Sư đời Tống (960-1279) bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.

Hạnh nguyên và sám hối Quan Thế Âm

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cầu an, cầu siêu

Là những nghi dành cho chư Tăng Ni, Phật tử, nhất là Đạo tràng Phật tử, thường tổ chức thành đoàn thể, dưới sự hướng dẫn của vị Trụ trì, hay một vị Tăng Ni đạo hạnh. Phật tử khi nhập chúng, mọi hành vi cử chỉ hạnh lành đều do vị chủ lễ là Thầy hay Cô dẫn đạo. Khi nhập chúng, trừ vị Đạo tràng trường còn ngoài ra đoàn viên phận sự ai nấy lo, tức thì chúng tự nhiên trang nghiêm. Người cũ không nên “chỉ tay, chỉ tay” xuống lệnh cho người mới, bảo đừng đứng xa, bảo đừng đứng gần, đừng nên làm hư thế tỏ ra ta đây tu lâu hơn các anh chị.

Trong hàng trăm dân tộc, sắc tộc trên 195 quốc gia chỉ có Việt Nam, dân tộc Việt Nam đối xử với nhau hai tiếng “đồng bào” Mẹ Âu Cơ sanh ra cùng chung một bào thai có 50 nam, 50 nữ. Người Việt Nam dù 3 miền Bắc Trung Nam sống xa lạ với nhau, dù ở trong nước hay ở nước ngoài hai chữ “đồng bào” cũng không bị mất, dù có lúc đất nước bị rơi vào tay giặc, nhưng hai chữ “đồng bào” cũng không mất. Tình cảm của người Việt Nam muôn người như một luôn chia xẻ với nhau những lúc đói no, những lúc mưa gió bão bùng, không ai cân nhắc cũng tự động tổ chức thành đoàn thăm viếng, chia xẻ nhau cơm ăn áo mặc, tiền bạc tài sản, nhà cửa, đồng thời cũng không quên cầu nguyện mọi người sớm an cư lạc nghiệp, sớm xum hợp với gia đình...đấy là bản kinh cầu an cụ thể nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Đối với chư Tăng Ni Phật tử trong chùa, thiền viện, tu viện, tịnh xá dù là tu hành xa hẳn thế gian, nhưng các vị không bao giờ quên việc cầu an cho vạn gia bá tánh, an cư lạc nghiệp, thiện hạ thái bình, cầu siêu cho cửu huyền thất tổ bá tánh, cửu huyền thất tổ của gia đình siêu sanh lạc quốc. Dù người sống có an hay chưa, người quá cố siêu hay chưa đó cũng là những tấm lòng của chư Tăng Ni trong chốn thiền môn luôn gởi về thế gian.

Bài văn khấn sám hối mỗi ngày chuẩn nhất

Xuất xứ của việc cầu siêu bạt độ

Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc cầu siêu bạt độ. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng (599-649), vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạn, tuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đức, tụng kinh, bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ...”

Mông Sơn thí thực siệu độ cô hồn: đời nhà Tống (960 - 1279), có Ngài Kim Cang Bất Động pháp sư hay còn gọi là Cam lộ pháp sư soạn ra nghi thức cúng thí này với danh đề là: “Mông Sơn Thí Thực”. Mông sơn là tên núi, thuộc địa phận của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, còn thí thực là phép bố thí thức ăn cho các loài cô hồn quỷ đói, những linh hồn đơn lạnh không ai cúng kiến, phụng thờ.

Lễ Kỳ yên 

Lễ cầu an xuất phát và thông dụng nhất tại Việt Nam khi Phật giáo có mặt sớm nhất tại các chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện theo tín ngưỡng người xưa xây chùa là để cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, bá tánh lê dân an cư lạc nghiệp.

Sách Gia Định thành thông chí (mục Phong tục chí) của Trịnh Hoài Đức có đoạn: Cúng Kỳ yên: mỗi làng (ở Nam Bộ) có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai học trò lễ mặc áo, mão, gióng trống khua chiêng làm lễ chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về...

Có một số đình có phần lễ này. Đây vốn là nghi thức của Phật giáo hội nhập vào đình miếu, mục đích cầu chư Phật, chư thần thánh ban cho dân làng sự an lành. Khởi đầu cử người thiết lập bàn thờ Phật Quan Âm, rồi tiến hành niệm hương tán Phật, tụng kinh Phổ môn; cuối cùng đọc sớ rồi đốt sớ gửi cho chư Phật và cho chư thần thánh. Lễ cầu an được thông dụng trong quần chúng từ đây.

Các nghi lễ cầu an cầu siêu của Phật giáo Việt Nam thật phong phú, nên việc thực hiện biên sọan một quyển kinh để thống nhất trong việc hành trì dành cho Phật tử cũng không phải dễ. Các nghi thức xưa nay ít khi được thống nhất, nhiều môn phái biệt truyền tự biên sọan dành cho Phật tử của mình tu học, chư kinh, như: Kinh Tam Bảo (HT. Trí Tịnh biên sọan, Liên Hải học trường ấn hành 1949), Tam Bảo thường thức (HT. Trường Thạnh chứng minh, 1949), Khóa Tụng Bồ Đề, Nghi thức Tụng niệm (HT. Trí Hải, 1950), Nhị thời công phu, kinh Tam Bảo (nhà xuất bản Thạnh Mậu 1957), Chư Kinh tập yếu (Đoàn Trung Còn, Tịnh độ 1954), kinh Tam Bảo (Đoàn Trung Còn, Tịnh độ 1959), kinh Nhựt Tụng (GHTG Nam Việt 1960), Tứ thời nhựt khóa, Tam thời nhựt khóa, Nhị thời nhựt khóa, Nghi thức tu Tịnh độ (Thầy Thiện Huê, Tịnh độ 1960), Kinh Cầu an Cầu siêu (chùa Xá Lợi), Nghi thức tụng niệm (Khất sĩ), Nghi thức niệm Phật (Tịnh độ Non bồng, 2002). Mỗi quyển đều có giá trị của riêng cho từng môn phái, nên làm Phật tử không thế nào đánh giá một quyển kinh.

Ngày nay Ban nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự kiến Phật sự biên sọan thồng nhất các khóa lễ tụng kinh trong giới Phật giáo. Tuy nhiên có gặp trở ngại vì Phật giáo Việt Nam có nhiều môn phong pháp phái biệt truyền, như Phật giáo Nguyên thủy, Khất sĩ, Thiền tông, Tịnh độ tông...

Làm Phật tử của môn phong chùa nào tụng kinh theo hướng dẫn của Thầy Tổ chùa đó. Chỉ có điều không nên đổi thay, không tập trung nhiếp các căn, khó tụng niệm

Cầu an sám hối cầu siêu

Là lễ cơ bản của người tại gia

Nên tham gia như việc nhà

Tụng niệm sớm tối bá gia được nhờ

Đến giờ tụng niệm siêng năng

Không nghi không ngại gì bằng công phu

Cuối đầu đảnh lễ hương phù

Nguyện sanh quê ấy cho dù xa xôi

Tây phương cực lạc sẵn ngôi

Hoa sen rực rỡ đâm chồi nở hoa

loading...