Góc nhìn Phật tử

Ăn chay từ trong tâm

Chủ nhật, 17/03/2022 08:33

Ăn chay vốn là phương tiện trợ duyên cho quá trình tu học, nhưng nếu người ăn chay khởi tâm niệm phân biệt, so sánh, đặt nặng quá nhiều vào việc ăn uống thì rào cản tâm lý này lại trở thành một “chấp trước” cần phải xả bỏ !

Nhiều người vẫn có quan niệm rằng, ăn chay chính là tu Phật. Tuy nhiên, nếu miệng ăn chay mà tâm vẫn sân giận, vẫn tham lam thì đó chỉ mới là “tu” ở hình thức bên ngoài thôi!

Một người ăn chay nhiều năm nhưng không quan tâm đến việc tu dưỡng tâm tính thì việc ăn chay này vốn không đem lại bất kỳ lợi lạc nào trong hành trình tâm linh của bản thân họ.

Từ cổ chí kim, ăn chay được xem là một phương thức tu tập hằng ngày, giúp con người trưởng dưỡng lòng từ bi. Ăn chay vốn là phương tiện trợ duyên cho quá trình tu học, nhưng nếu người ăn chay khởi tâm niệm phân biệt, so sánh, đặt nặng quá nhiều vào việc ăn uống thì rào cản tâm lý này lại trở thành một “chấp trước” cần phải xả bỏ !

Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay hay mặn. Điều này cho thấy, Đức Phật vốn không đặt nặng vấn đề ăn uống mà chỉ cần người tu tập không sát sinh hại mạng là được.

Hy vọng tất cả những ai đã phát tâm ăn chay, đều có thể “ăn chay” từ trong tâm, chứ không phải “ăn chay” một cách cực đoan chỉ để chứng tỏ bản thân tu hành tinh tấn hơn người khác. Ảnh: Lưu Minh Tuấn.

Hy vọng tất cả những ai đã phát tâm ăn chay, đều có thể “ăn chay” từ trong tâm, chứ không phải “ăn chay” một cách cực đoan chỉ để chứng tỏ bản thân tu hành tinh tấn hơn người khác. Ảnh: Lưu Minh Tuấn.

Cũng như vậy, tương truyền Lục Tổ Huệ Năng - một vị thiền sư nổi tiếng của lịch sử Thiền tông Trung Hoa, trong những năm tháng sống ẩn dật cũng có thời điểm gặp khó khăn phải xin gia nhập vào đoàn thợ săn. Đến bữa ăn, Ngài hái rau luộc bỏ nhờ trong nồi thịt, rồi chỉ ăn rau, không ăn thịt. Tu hành mặc dù không có chùa, không trong hình tướng của người xuất gia nhưng tâm Ngài luôn kiên cố, không mảy may lay động. Trong những tình huống cần thiết, Ngài vẫn khéo léo ăn chay một cách “tùy duyên” nhằm giữ sự hòa hợp với những người khác.

Có thể thấy, bản thân việc ăn chay là một thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, đem lại nhiều ích lợi đối với sức khỏe tinh thần của con người. Nhưng việc quá “chấp” vào đồ ăn thường khiến người ăn chay thiếu linh hoạt, tạo nên những rào cản tâm lý trong quá trình ăn uống như sợ đụng đũa, sợ dính phải thức ăn mặn… phải nấu nồi chảo riêng biệt...

Trên thực tế, một người phát tâm ăn chay là xuất phát từ tâm niệm hướng thiện, muốn bảo vệ sự sống muôn loài. Tuy nhiên, mọi phương tiện đều mang tính chất tương đối, người ăn chay cũng khó tránh khỏi cộng nghiệp sát sinh. Vì để có được hạt gạo, rau củ và hoa trái, người nông dân phải cày bừa đào xới làm tổn hại không ít côn trùng, hay việc chúng ta trồng hoa, đốt củi, đốt rác...

Trong nước chúng ta uống hàng ngày cũng có vô số vi sinh vật, trong không khí ta hít thở cũng như thế. Chưa kể, mỗi bước chân ta đi trong vô thức cũng có thể vô tình giẫm đạp rất nhiều sinh mệnh nhỏ dưới đất, hay cuốc đất trồng rau, trồng hoa, làm vườn....

“Vạn pháp do tâm tạo”, nếu ăn chay mà không chuyển hóa được ba nghiệp thân khẩu ý thành thiện lành thì vẫn khó tránh được quả báo xấu. Thiện hay ác, cốt lõi vẫn do tâm tính quyết định.

Hy vọng tất cả những ai đã phát tâm ăn chay, đều có thể “ăn chay” từ trong tâm, chứ không phải “ăn chay” một cách cực đoan chỉ để chứng tỏ bản thân tu hành tinh tấn hơn người khác. Chỉ khi nào vừa chay miệng, lẫn chay lòng thì chúng ta mới có thể hoàn thiện thân tâm và góp phần chung tay lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp cả nhà nhé!

loading...