Kiến thức

Bệnh kiêu ngạo ngông cuồng

Chủ nhật, 27/09/2023 08:30

Người có công phu thấy được chút ít lẽ thật, vội chấp vào đó là sở đắc của mình, chưa có sức sống chân thật sâu sa nên sanh tâm kiêu mạn. Thấy mình là hơn tất cả, vì ít ai có chỗ thấy được như mình.

Nếu không sớm tỉnh, lâu ngày thành thói quen, thấy trước mắt như không người, chẳng có ai biết ta, chỉ ta biết ta thôi, bèn trở thành ngông cuồng, xem thường nhân quả, rất nguy hiểm.

Như trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn có một ông tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhứt tính với Phật.

Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh bị Bạch Ẩn quở trách.

Thiền sư Quảng Trí bảo:

“Miệng nói niệm Phật, tụng kinh, lễ lạy là Tiểu thừa chấp tướng, dạy người tu tập, còn chính mình thì ngồi chơi.

Hoặc suốt năm chẳng lạy một vị Phật nào, chẳng một lần lễ sám hối, chẳng tụng một bộ kinh.

Kiêu mạn, tự đắc dễ tạo ra ác nghiệp

03

Trái lại, những sách vỡ thế gian không cần thiết thì ghi chép, hạnh người tu không làm việc thế tục mà làm, xưng là bác học.

Khinh rẻ quả Phật không chịu tu, cũng không cần làm chút điều lành.

Khiến cho trẻ nhỏ hậu sanh ra vẻ thông minh, chỉ tìm kiến giải, vừa có chỗ hiểu biết liền cho là một nhảy thẳng vào, còn gì phải nói.

Rồi ngông cuồng, ngạo mạn, cống cao trừng trợn, miệng nói bừa bãi, thân không chọn bạn.

Chẳng nghĩ đến tình dục thế gian vẫn đầy tràn không ngằn mé, thế nào lại dùng lời họat bát mà phá vỡ cửa nhân quả!

Tự làm, làm lầm mọi người, đâu tránh khỏi bị chìn đắm.

Nếu chẳng bị ma thâu nhiếp, nhất định phải đọa mãi nơi tam đồ, chịu cảnh núi đao rừng kiếm để đền lại cái nhân trước kia và mang lông đội sừng để đáp trả cái quả sau đó.”

Người biết rõ nhân quả, nghe đến chẳng rùng mình sao?

loading...