Góc nhìn Phật tử

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Nghiệp báo vị hoàng đế tàn nhẫn?

Thứ hai, 28/05/2021 09:46

Sau này khi hậu thế truyền tai nhau Tần Thủy Hoàng, đã có rất nhiều đồn thổi về sự tàn ác của ông, gieo rắt nhiều nỗi oán hận triền miên đời đời kiếp kiếp, và cũng có nhiều sự minh oan cho ông một phần, nhưng chung quy cái giá phải trả cho một vị vua ham quyền vị...

Vua Tần Thủy Hoàng sau khi mất vào ngày 10 tháng 9 năm 210 trước Công nguyên (CN), mộ của vị vua này được chôn cất dưới phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết. Ngôi mộ được cho là nắm giữ mọi câu trả lời về những bí mật chưa có lời đáp của lịch sử. Theo nhiều nguồn báo cáo về hoạt động khai quật thì nay vẫn chưa có bất kỳ tổ chức nào chạm đến vị trí sâu nhất trong ngôi mộ.

Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học

Những bí ẩn bên về cạm bẫy bên trong khu mộ?

Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên.

Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên.

Bên trong hố của độ quân đất nung, các nhà khảo cổ từng khai quật được một cái nỏ cực mạnh. Tầm bắn 831,6 mét, sức căng hơn 738 pounds (khoảng 334 kg), chỉ dựa vào lực cánh tay người thì không thể kéo ra. Nếu trang bị mũi tên bắn theo chùm hoặc từng cái liên tiếp thì có thể tự bảo vệ mà không cần người vận hành. Đây là vũ khí chống trộm tự động sớm nhất trong lịch sử. Cả 2000 năm trước, nhà Tần sao có thể sáng tạo loại vũ khí tối tân như vậy?

Khi Tần Thủy Hoàng mất, ông có để lại di chúc cho con cháu đời sau xây mồ mả xung quanh khu vực này để giữ cho đất nước cường thịnh, phát triển. Tuy nhiên khi ông qua đời, nhưng đời con cháu ông cũng không cai trị được đất nước bao lâu: người thì tự sát, người thì giết sạch anh em cùng máu mủ để độc tôn quyền lực. Tần Thủy Hoàng suy cho cùng cũng là một người cố chống lại thiên mệnh nhưng bất thành, nghiệp báo từ những việc tàn ác ông đã làm lúc sống đã khiến cho ông phải trả giá!

Linh ứng đáng sợ về luật nhân quả từ việc nấm mồ của Từ Hy chưa bao giờ xanh cỏ

Thi hài Tần Thủy Hoàng còn hoàn chỉnh không?

Năm 1976, ở khu mộ đời Hán, gò Mã Vương, đã khai quật một di thể phụ nữ còn nguyên vẹn làm chấn động thế giới. Có nhà khoa học dự đoán rằng dị hài Tần Thủy Hoàng cũng sẽ được bảo tồn hoàn chỉnh như vậy.

Nếu từ góc độ kỹ thuật bảo quản xác ướp của di thể người phụ nữ thời Tây Hán cách đời Tần không quá 100 năm, có thể nói đời Tần đã có kỹ thuật ướp xác khá tốt. Những vấn đề là ở chỗ, Tần Thủy Hoàng chết trên đường tuần du mà lúc ấy đang mùa hè rất nóng, quan lại thân cận giấu tin này nên cứ cho xe đi bình thường, không được bao xa thì thi hài bốc mùi hôi thối, Hồ Hợi, Triệu Cao bèn cho người chất lên xe hàng giỏ cá bào (một loài cá rất tanh) kéo theo để át bớt mùi. Sau 50 năm lăng mộ của ông được đưa đến kinh đô để phát tang.

Cái giá phải trả cho sự tàn bạo

Hầm mộ khổng lồ chứa hàng ngàn binh sĩ bằng đất nung được tìm thấy trong khu lăng Tần Thủy Hoàng.

Hầm mộ khổng lồ chứa hàng ngàn binh sĩ bằng đất nung được tìm thấy trong khu lăng Tần Thủy Hoàng.

Quan niệm trả báo theo Phật giáo

Mặc dù Tần Thủy Hoàng tìm đủ mọi cách để sống đời cai trị đất nước. Ông tin vào những đạo sĩ truy tìm thuốc tiên để bất tử nhưng không thành. Tần Thủy Hoàng quyền uy cả đời nhưng không thoát mệnh trời, dù có thông minh, tài giỏi đến đâu thì trong cõi phàm mắt thịt ông chỉ là một phàm phu tục tử.

Sau này khi hậu thế truyền tai nhau về vị vua này, đã có rất nhiều đồn thổi về sự tàn ác của ông, gieo rắt nhiều nỗi oán hận triền miên đời đời kiếp kiếp, và cũng có nhiều sự minh oan cho ông một phần, nhưng chung quy cái giá phải trả cho một vị vua ham quyền vị, cũng chỉ vì trị cho đất nước giàu mạnh, triều thế vững chắc là qua đổi đắt đó.

Trước lúc lâm chung, ông tìm những pháp sư, nhà phong thủy giỏi nhất tìm kiếm ngày đêm để cho ra long mạch của Trung Hoa để khi mất ông sẽ nắm trong tay đất nước như được sống thêm một lần. Không thể phủ nhận những phát hiện về lăng mộ vị vua này là bước tiến trong tiến bộ khoa học, kĩ thuật ngày nay. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều giả thuyết tin rằng nếu khai quật toàn bộ khu cổ mộ sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Trong sách “Muôn kiếp nhân sinh 2” của tác giả Nguyên Phong có đoạn bàn về nghiệp báo mà Tần Thủy Hoàng phải trả cho sự u mê quyền thế đó. Giáo sư John Vu (tức tác giả) trong khi trò chuyện với một người bạn Kris của mình về nhân quả trong đời thường có nói "Số mệnh con người, cũng như tất cả mọi sự xảy ra đều do những nhân đã gây ra từ trước. Bệnh tật cũng thế, phần lớn các bệnh hiểm nghèo cũng đều do nhân và nghiệp đã tạo ra khi xưa". Vốn dĩ trong nhân thế này, mọi việc thứ mình nhận được cũng do sự tu tập trong nhiều kiếp và khi cái giá phải trả quá đắt thì cũng do mình tạo ra trước đó. Cuốn sách cũng hướng con người ta đến với điều lương thiện và tránh xa những việc làm đem lại báo ứng đời sau.

loading...