Góc nhìn Phật tử

Bi tâm giải thoát: Thoát hại tâm

Thứ hai, 05/10/2021 01:22

Ai tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát hại tâm, tức là bi tâm giải thoát.

Tăng Chi Bộ Kinh, Chương: Sáu Pháp, Phẩm: Cần Phải Nhớ

Sự thù thắng của Bi tâm giải thoát

Tâm bi viên mãn thì hại tâm không còn ngự trị, tức là bi tâm giải thoát.

Tâm bi viên mãn thì hại tâm không còn ngự trị, tức là bi tâm giải thoát.

Trong đạo Phật giải thoát có nghĩa là gì?

Đệ tử nào của Như Lai tu tâm bi giải thoát viên mãn cho dẫu biết bi tâm giải thoát này là pháp hữu vi, vô thường, chịu sự đoạn diệt, nhưng vẫn hoan hỷ và tham luyến pháp này, sau khi thân hoại mạng chung sẽ hóa sanh ở Quang Âm Thiên. Và sau khi sống trọn hai kiếp sẽ nhập Niết bàn tại đó, không quay trở lại đời này. Trong khi đó, người ngoại đạo tu tâm bi viên mãn cũng sẽ tái sanh vào Quang Âm Thiên, nhưng sẽ có thể tái sanh vào tam ác đạo sau khi hưởng trọn hai kiếp tại cảnh giới này.

(Tóm lược từ Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm XIII. Sợ Hãi)

Không tham luyến Bi tâm giải thoát: Chánh trí giải thoát, bậc A La Hán

Tâm hỷ viên mãn thì bất lạc không còn ngự trị trong tâm, tức là hỷ tâm giải thoát.

Tâm hỷ viên mãn thì bất lạc không còn ngự trị trong tâm, tức là hỷ tâm giải thoát.

Này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết: "Bi tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy do vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.

(Trung Bộ Kinh - 52 Kinh Bát thành)

Trong tứ vô lượng tâm, hành giả nào thành tựu viên mãn chỉ một tâm và từ đây nhận biết pháp này là pháp hữu vi, nên là vô thường, chịu sự đoạn diệt, không tham đắm, luyến ái pháp này (hỷ lạc sung mãn do hại tâm không còn ngự trị trong tâm vì thành tựu viên mãn bi tâm giải thoát).., sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, được giải thoát, bậc A La Hán.

Năng lực giải thoát nhiệm màu của câu niệm Phật

loading...