Góc nhìn Phật tử

Bồ tát là ai?

Chủ nhật, 04/05/2022 01:42

Khi đến với Phật Pháp, ta sẽ bắt gặp rất nhiều vị Bồ tát, với các tên gọi khác nhau...Nhưng trên phương diện đời sống, ta cũng sẽ gặp rất rất nhiều những con người, chúng sinh bình thường được mọi người xung quanh cảm mến gọi là Bồ tát, người có tâm Bồ tát...Vậy Bồ tát là ai?

Ngài có thị hiện giữa cuộc đời chúng ta hay không? Và các công hạnh của các Ngài ra sao? Xin mời quý bạn đọc theo dõi sơ lược các hạng Bồ Tát sau đây.

Chữ Bồ tát trong đạo Phật ta sau này được mang nghĩa rộng, gần gũi, chân thực, bình dị và rất đời thường...do đó, mà ta có được một đạo Phật rất dễ thương, rất đẹp, rất gần gũi với hết thảy chúng sinh.

Chữ Bồ tát trong đạo Phật ta sau này được mang nghĩa rộng, gần gũi, chân thực, bình dị và rất đời thường...do đó, mà ta có được một đạo Phật rất dễ thương, rất đẹp, rất gần gũi với hết thảy chúng sinh.

Chúng ta có hạng Bồ tát thứ nhất, đó là những người bình thường, không có chứng ngộ tâm linh gì cả, nhưng lại có phát tâm lớn, rất hay giúp đỡ mọi người, lắng nghe, chia sẻ và đem lại giá trị thực tế, kết quả xã hội thiết thực cho cuộc đời này - và nó cũng khác với một nhà làm từ thiện để lấy danh tiếng, và cũng khác với một người có hiểu nhân quả làm phúc để được phúc. Người này, ta gọi là người có tâm Bồ tát. Chính vì chữ Bồ tát trong đạo Phật ta sau này được mang nghĩa rộng, gần gũi, chân thực, bình dị và rất đời thường...do đó, mà ta có được một đạo Phật rất dễ thương, rất đẹp, rất gần gũi với hết thảy chúng sinh. Chứ không phải hễ ta cứ nói tới Bồ tát là liên tưởng tới những vị đi mây về gió, ẩn hiện giữa hư không, vân du qua các cõi và vẩy tay để thi triển thần thông...đó là công hạnh của các vị Đại Bồ tát ta sẽ nói ở mục tiếp. Vậy, hạng Bồ tát thứ nhất này, là người mà chưa có chứng đạt gì cả, nhưng họ sống với tâm tha thiết giúp đời, giúp người và hy sinh, làm lợi ích cho chúng sinh vì lòng thương tưởng chúng sinh. Chính vì lòng thương tưởng chúng sinh, không cần quả báo về sau cho mình, mà ta gọi những người bình thường như thế là Bồ tát.

Tiếp theo, ta có hạng Bồ tát thứ hai, là những người có tâm Bồ tát, nhưng lại thực sự có kết quả của Thiền Định, có khai mở tâm linh và có thể cho ta lời tiên đoán, dự liệu hoặc đủ lực để nhiếp hóa những người mà khó hóa độ. Những vị này cũng là người bình thường, sinh hoạt bình thường giữa cuộc đời này. Tuy nhiên, do một phần tâm linh được khai ngộ, cộng với lòng từ bi vì chúng sinh mà yêu thương, giúp đỡ. Nên khi ta sống gần những vị này, ta sẽ có lời răn, lời khuyên chân chính từ những vị này. Những vị Bồ tát này tuy khai mở được tâm linh, nhưng họ sống rất kín đáo, khiêm hạ, nhu hòa. Và các vị ấy cũng không có Thần thông để can thiệp vào nhân quả của ta như các vị Đại Bồ tát, nhưng với trí tuệ sáng suốt ấy, vị đó sẽ kiểm soát được Nhân Quả của cuộc đời mình. Và với phần khai mở của tâm linh đó, vị ấy sẽ giúp chúng sinh tự điều chỉnh nhân quả của chính mình. Đó mới là cách bền vững, lâu dài. Bởi vì Phật cũng dạy ta rằng, nhân quả thì cao hơn thần thông.

Chúng ta nói về hạng Bồ tát thứ ba - Bồ tát Thị hiện hay Bồ tát Tu Đà Hoàn. Chúng ta biết rằng, Quả vị Tu đà hoàn là quả Dự Lưu. Người chứng được sơ quả Tu đà hoàn này sẽ không còn sự nghi ngờ và thối chuyển với Chánh Pháp. Họ “Thấy Pháp” và họ “Ngộ được Pháp”. Quả vị Tu đà hoàn này không có Thần thông. Không tự do đi lại giữa các cõi. Nhưng Phật ấn chứng rằng: “Vị chứng Sơ quả ấy sẽ chỉ lên xuống giữa cõi Trời và Người. Vị ấy sẽ Không bao giờ đọa vào ba ác đạo đó là Điạ ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Vị đó sẽ chứng đạt Thánh quả giải thoát A La Hán nhưng Không có thời gian quy dịnh cụ thể và sẽ chắc chắn được giải thoát.”

Vậy, ta có hạng Bồ tát thứ ba là Bồ tát Tu đà hoàn. Vị Bồ tát này không có thần thông. Nhưng sống là vì tâm yêu thương chúng sinh, phụng sự, hy sinh và không có đôi bàn tay nắm lại. Vị này có duyên rất nhiều với cõi người, nên sẽ tái sinh lại rất nhiều lần ở cõi người để làm phước, gieo duyên, tu tập, học Đạo. Vì quả vị Tu đà hoàn chưa đủ lực để Ly dục hoàn toàn, do đó mà trong cuộc đời của những vị Bồ tát này đôi khi, vẫn có gia đình. Và vì sống với lòng phụng sự mà đôi khi, trong những việc phước làm cũng kèm theo một số tội nhỏ, nhưng Phước vẫn lớn hơn tội. Và vị Bồ tát Tu đà hoàn này cũng có khi tái sinh vào những nơi, quốc gia mà ở đó không có Phật Pháp, nhưng Vị ấy vẫn sống đúng, và khát khao tìm cầu Đạo lý Vô thượng mà sống, mà tu tập. Vì lý do quả vị Tu đà hoàn chưa có Thần thông và vẫn còn bị hạn chế, do đó mà trong cuộc đời hóa độ, tu tập, làm phước của vị Bồ tát này rất là vất vả, gian truân, một hình ảnh rất dễ thương, rất đẹp của một vị Bồ tát Sơ quả là như thế. Nhưng vì quá trình gieo duyên sâu dày với chúng sinh ở cõi người rất nhiều, nên khi tới thời điểm chứng ngộ, vị ấy quay trở lại cõi người để chứng đạt Thánh quả A La Hán sẽ rất huy hoàng. Vì những công đức gây tạo cho chúng sinh ở đây trong bao nhiêu kiếp vừa qua, nó đã tới hồi kết quả ngọt viên mãn, làm cây đại thụ to cao giữa trời, cho muôn trùng chúng sinh ngưỡng về vân tập, nương nhờ, chiêm ngưỡng...hay cũng có đôi khi, ta ngồi dưới bóng mát của cội cây xum xuê kia thôi, lòng ta cũng đã gột rửa đi rất nhiều si mê lầm lỗi, Đạo tâm ta được tẩm tưới nước mát từ oai đức của Vị ấy, ta cũng đã rất hạnh phúc rồi. Đó là hình ảnh đẹp của một vị Bồ tát thị hiện giữa cuộc đời này bằng xương bằng thịt, nhưng không phải với thần thông uy lực ẩn hiện, mà là vị Bồ tát sống với tâm vì chúng sinh và là vị không có đôi bàn tay nắm lại!

Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thị hiện cho lòng từ bi thương tưởng chúng sinh của mười phương chu Phật.

Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thị hiện cho lòng từ bi thương tưởng chúng sinh của mười phương chu Phật.

Chúng ta đến với hạng Bồ tát thứ tư, đó là Đại Bồ Tát. Trong kinh điển, thì ta có vô lượng vô số Vị Đại Bồ tát. Tuy nhiên, trong đời sống thờ phượng hằng ngày, các chùa chiền, cơ sở thờ tự, ta cũng chỉ thờ 5 vị Đại Bồ tát đó là : Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phồ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ tát và Địa Tạng Bồ tát. Đây là hạng Bồ tát mà các Ngài có phước vô lượng, trùm phủ khắp Pháp giới, thần thông các Ngài cũng rất siêu xuất nhưng đặc biệt là các Ngài không bao giờ thị hiện trực tiếp ra giữa hư không cho chúng ta thấy. Do phước của hạng Đại Bồ tát là thù thắng, bất khả tư nghì do đó các Ngài thường hay mách bảo cho Chư Thiên giúp chúng sinh khi chúng ta cần cầu đến Ngài. Để cho Chư Thiên có phước. Chỉ có riêng một trường hợp đặc biệt của Đức Bồ tát Di Lặc ngài thị hiện một lần ở Trung Hoa, để gieo một chút duyên với chúng sinh chờ ngày mà Người Đản sinh vào Ta bà và chứng đạt Phật quả ở đời vị lai. Còn lại, đa phần, hầu hết các vị Đại Bồ Tát sẽ không thị hiện cho chúng ta thấy và các Ngài cũng không giúp chúng ta trực tiếp, ta nhận được sự tương trợ là do Chư thiên được các Ngài chỉ bảo để giúp đỡ chúng ta.

Chúng ta có thể thấy được rằng, không phải tự nhiên mà các chùa ở ven biển nước ta, những nơi sát bờ biển mà hay có bão như miền Trung chẳng hạn, đều thờ Ngài, để nương phước Ngài mà tu tập...và bão là cái gì đó, ta không hiểu hết, nhưng có vẻ như, bão cũng sợ Bồ tát. Vì ở đâu đã có Thánh tượng của Ngài rồi, thì ở đó có sự thực hành, có sự chuyển hóa. Thực hành theo Ngài, Nghe mà không phán xét, để hiểu hơn về chúng sinh, hiểu rồi ta mới thương nhiều hơn, thương nhiều hơn, ta mới có trí tuệ. Vì từ bi là nhân mà trí tuệ là quả. Không sai vào đâu được. Bão cũng sợ nơi nào người ta tu tập nhiều, làm phước nhiều, không có tệ nạn xã hội. Vì ta thờ kính Ngài mà, ta phải học và hành theo Ngài chứ, tuy ta không có Phước và Thần thông như Ngài nhưng ta cũng không khó khăn tới mức không cho ai được lời lẽ đạo lý nào, ta cũng không quá khó khăn tới mức không cho ai được bữa ăn nào, ổ bánh nhỏ hay vài đồng lẻ...ta là con Phật mà, ta cho đi còn nhiều hơn thế chứ! Trong vũ trụ có một ngân hàng Phước mang tên Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài luôn luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm của chúng sinh. Và sẵn sàng giúp đỡ trong lúc ta nguy cấp.

Tuy nhiên, có hai hồ sơ đen mà Ngài sẽ không duyệt: một là mượn Phước xong khi qua cơn nguy cấp không làm phước bù lại và trả cho Ngài. Đây là thứ ăn quỵt. Lần sau Ngài không giúp nữa. Hai là người này tâm kiêu mạng quá, tự cao quá, bình thường không coi ai ra gì. Tới khi quả báo tới, phải để cho trả nghiệp thê thảm, nếu có tâm tính tu hành rồi mới giúp sau. Còn hầu hết chúng ta, cầu sẽ được. Nhưng phải làm phước bù lại. Do đó thôi, ta bí quá rồi hẳn cầu Ngài giúp. Đó là nhân quả rất rõ ràng, rất công bằng và rất mầu nhiệm, bất khả tư nghì. Tuy nhiên, có những việc mình thường xin Ngài gia hộ chung cho đại chúng, cho chúng sinh, cầu Ngài hóa độ giúp người này, cầu Ngài cho mình cái Nhân để làm việc này, việc kia....Ngài sẽ cho. Và chắc chắn sẽ cho vì ta xin Nhân để gây chứ không phải xin quả để hưởng. Ta xin cho tất cả mọi người sự gia hộ chứ ta không xin cho mình. Đôi dòng về công hạnh của Ngài với tâm phàm phu ta có thể hiểu được, chứ thật ra, ai cũng biết rằng...ngồi nói với nhau cho tới thêm mấy mươi kiếp nữa cũng không thể tả và hiểu hết công hạnh thù thắng và vi diệu của Người. Chúng ta nên nhớ rằng, Bồ tát có được uy lực đó là bởi Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thị hiện cho lòng từ bi thương tưởng chúng sinh của mười phương chu Phật.

loading...