Kiến thức

Bốn cửa vào Đạo là gì?

Chủ nhật, 06/10/2022 09:09

Có bốn cửa vào để phá vòng tròn mười hai nhân duyên. Phá vòng tròn 12 nhân duyên tức là diệt thế giới quan đau khổ của con người. Vì thế, mọi người phải tùy theo đặc tướng và hoàn cảnh của mình để chọn lấy một cửa mà vào, để cứu mình ra khỏi sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Cũng vì lẽ đó mà đức Phật giảng dạy mười hai nhân duyên xong, Ngài kêu gọi mọi người hãy tinh tấn dõng mãnh tu tập để chứng đạt chân lý giải thoát: “Này các Tỳ kheo! Với pháp được Ta khéo thuyết, hiện thị, hiện lộ các buộc ràng được cắt đoạn. Chắc chắn dù chỉ còn lại da, gân và xương trên thân; dù thịt máu trở thành khô cạn, mong rằng tinh tấn lực, sẽ được kiên trì để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu lực, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng. Và như vậy toàn bộ khổ uẩn này bị đoạn diệt”.

Đúng vậy, nếu khi hiểu biết 12 nhân duyên thì phải đem hết sức lực ra tu hành đừng nên biếng trễ, vì cuộc sống của con người chẳng có gì, chỉ là một chuỗi nhân duyên tạo ra muôn thứ khổ đau mà không mình làm hay người khác làm. Tại có duyên này thì có duyên kia, có duyên này có duyên kia hợp thành con người khổ.

Nếu không bẻ gãy 12 nhân duyên này thì không làm sao thoát khổ. Bẻ gãy 12 nhân duyên tức làm cho chúng không còn hợp lại được nữa. Làm cho chúng không còn hợp lại được nữa thì có đầy đủ ý chí dũng mãnh kiên cường bằng cách giữ gìn tâm BẤT ĐỘNG trước các ác pháp và từng tâm niệm của mình từng phút giây đang khởi lên liên tục.

“An lạc thay! Này các Tỳ kheo, là những người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác bất thiện pháp, và mục đích lớn làm chủ sinh, già, bệnh, chết được viên mãn!”

“An lạc thay! Này các Tỳ kheo, là những người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác bất thiện pháp, và mục đích lớn làm chủ sinh, già, bệnh, chết được viên mãn!”

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại quý vị nhớ lời dạy trên đây của đức Phật: “Này các Tỳ kheo! Với pháp được Ta khéo thuyết, hiện thị, hiện lộ các buộc ràng được cắt đoạn. Chắc chắn dù chỉ còn lại da, gân và xương trên thân; dù thịt máu trở thành khô cạn, mong rằng tinh tấn lực, sẽ được kiên trì để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu lực, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng. Và như vậy toàn bộ khổ uẩn này bị đoạn diệt”.

Loài người trên hành tinh này chịu nhiều khổ đau là vì không siêng năng, luôn luôn sống trong ác pháp và các dục, đui mù không thấy SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT là bốn sự khổ đau lớn của con người, vì thế mà để cho thời gian trôi qua mà không hề có chút tiếc rẻ. Trong khi đức Phật thường dạy:

“Tấc bóng thời gian, một tấc vàng

Tấc vàng tìm được không gì khó,

Tấc bóng thời gian khó hỏi han”

Đức Phật thường trách những người lười biếng không chịu tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết:

“Khổ thay! Này các Tỳ kheo, là người sống biếng nhác, dính đầy các ác pháp bất thiện, và mục đích lớn làm chủ sinh, già, bệnh, chết bị suy giảm, nên con người phải chịu nhiều đau khổ. Thật thương thay!”

Và thường ca ngợi những ai siêng năng tu hành:

“An lạc thay! Này các Tỳ kheo, là những người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác bất thiện pháp, và mục đích lớn làm chủ sinh, già, bệnh, chết được viên mãn!” (57 Tương Ưng tập 2)

Nếu thông suốt 12 nhân duyên mà không siêng năng tu tập, viễn ly các ác bất thiện pháp thì làm sao gọi là người thông suốt 12 nhân duyên. Thông suốt 12 nhân duyên không phải là đi thuyết giảng, để dối gạt người, mà thông suốt 12 nhân duyên là siêng năng cần mẫn ngăn ác diệt các bất thiện pháp, để chứng đạt tâm VÔ LẬU hoàn toàn.

loading...