Kiến thức

Bổn phận làm phước

Thứ ba, 17/04/2022 10:41

Chúng ta thấy một con người thiếu phước thì mình không còn giá trị của con người. Ban đầu làm phước thì người đệ tử Phật còn tâm cầu phước nhưng sau này nên vượt qua luôn. Mình nên làm việc từ thiện suốt đời không mệt mỏi như là lồng trong công việc thường nhật của mình.

Sống trên đời mà không có phước thì không làm được một con người đúng nghĩa. Ví dụ trong một đám đông người, ai cũng ăn mặc lành lặn, có cơm, áo, xe, nhà. Nhưng rồi chợt xuất hiện một người không có những điều đó: quần áo rách rưới, cơm không đủ ăn, nhà không đủ ở, phải đi bộ… Sự xuất hiện của người này giữa đám đông sẽ khiến mọi người coi thường. Chúng ta thấy một con người thiếu phước thì mình không còn giá trị của con người. Ban đầu làm phước thì người đệ tử Phật còn tâm cầu phước nhưng sau này nên vượt qua luôn. Mình nên làm việc từ thiện suốt đời không mệt mỏi như là lồng trong công việc thường nhật của mình.

-Có khi việc từ thiện được tách ra với việc làm ăn riêng của mình.

-Có khi việc từ thiện được chúng ta lồng vào trong công việc làm ăn.

-Hoặc trong giao tiếp đời thường, mình lồng việc từ thiện vào trong đó luôn.

Làm như vậy cho đến suốt cuộc đời không ngừng nghỉ.

Sống trên đời mà không có phước thì không làm được một con người đúng nghĩa.

Sống trên đời mà không có phước thì không làm được một con người đúng nghĩa.

Ví dụ như một người làm nghề cắt tóc mà mình ít có dịp làm phước được thì khi ai vô hớt tóc thì lấy tiền thì công việc hớt tóc đó không từ thiện cho lắm. Rồi nếu họ muốn làm từ thiện thì phải để dành tiền, chung với bạn bè để giúp những người nghèo, học sinh trong xóm,…Như vậy việc làm từ thiện tách riêng với việc làm ăn của mình.

Nhưng cũng có những việc làm từ thiện lại lồng chung vào những việc làm ăn của mình.

Ví dụ như một người thầy giáo dạy toán khô khan, trong toán học ông giải thích những định lý, mệnh đề và phương trình. Thì ông bỏ ra 5-10 phút để nhắc nhở học sinh về đạo đức như thương cha, kính mẹ, quý trọng thầy cô, tử tế với bạn bè, giúp đỡ những người nào mà mình có thể giúp được. Như vậy, ngay trong công việc làm ăn, mình lồng vào đó công việc từ thiện.

Ví dụ như có một ông tổng giám đốc kinh doanh sản phẩm gì đó, nhưng trong đó ông đối xử với công nhân tốt, tạo cho họ đời sống ổn định, công nhân thấy họ có phẩm giá, họ không bị bóc lột và coi thường.

Vì có những lúc đạo đức con người suy thoái, thì người làm chủ sẽ vừa bóc lột vừa khinh rẻ công nhân. Người công nhân họ rất khổ tâm, vì miếng ăn nên họ phải đi làm, rồi còn bị ông chủ chửi bới, nói nặng nhẹ, trả lương khi trả, khi không rất là khổ, còn bỏ ra thì không biết việc nào làm, rồi bị chèn ép.

Nhưng nếu gặp một ông giám đốc tốt thì ngay công việc ông đang làm ăn thì ông cũng đang làm phước bằng cách là ông đối xử tốt với công nhân. Đó gọi là “vừa làm ăn và vừa làm phước”.

Ở vị trí của mình, chúng ta nên làm từ thiện lồng ghép với việc làm ăn của mình. Hoặc là mình làm từ thiện tách ra khỏi công việc làm ăn của mình. Và phải theo đuổi công việc từ thiện của mình suốt đời không nghỉ.

loading...