Góc nhìn Phật tử

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (2)

Thứ sáu, 09/03/2024 04:30

Bao giờ cũng vậy, mọi sự vật, hiện tượng khi “đủ duyên” ắt thay đổi như phạm trù triết học lượng đổi chất. Vì vậy “tạo duyên” để giáo hoá bao giờ cũng chỉ là thụ động. Cho nên “cây gậy” hay “củ cà rốt” là ý chí chủ quan của người gieo duyên.

Đạo đức Phật giáo về hiếu hạnh

Đó là một trong 6 luận đề mà ông Trần Kiêm Đoàn (TKĐ) nêu lên sau khi đọc bộ Đường về xứ Phật - 10 quyển (ĐVXP) của Trưởng lão Thích Thông Lạc (TTL). 

TKĐ “…Luận điểm tổng quan của Thầy trong Đường Về Xứ Phật là đứng trên quan điểm Phật giáo Thiền Tông (Tiểu Thừa) - đã được hiểu và suy diễn theo khuynh hướng đặc thù của riêng Thầy để phản bác về các hình thái lý và sự - tri và hành của “Phật giáo phát triển” (Đại Thừa). 

33 năm, dạy cho hàng ngàn học trò, viết nên tất cả gần 80 đầu sách, để lại cho Chơn Như cả cái thư viện tác giả, thầy Thông Lạc tận dụng tất cả thời gian sống để “Nói những điều cần nói, làm những việc cần làm” để gieo duyên cho hậu thế. Tiếp nhận nó, mỗi “tác nhân”, “duyên sự” bao giờ cũng tuỳ thuộc vào mỗi người ở năng lực tư duy, trình độ nhận thức, và cả thái độ đối với “duyên sự” ấy.  Đạo đức Phật giáo về hiếu hạnh với câu chuyện Mục Liên Thanh Đề cũng nằm trong số đó. Một kẻ bất hiếu, hất hủi mẹ già, bạo hành cha ruột, đâm cha, chém chú, bức hại anh em…không vì nghe câu chuyện mà thay đổi tính nết. Thành trì của vô minh không có bất cứ thứ vũ khí nào có thể phá vỡ.

Einstein “Thay đổi một định kiến khó hơn phá vỡ một nguyên tử”. Đó là một hệ luận, một định đề bất hủ. Cho dù là “cây gậy” hay “củ cà rốt” thì tất cả vẫn chỉ là “duyên sự” mà con người tiếp nhận luôn là thái độ chủ động, thay đổi, chọn lựa. Luật nhân quả sống động như vậy chứ không lạnh lùng và khô héo thuần lý tính. Bố thí pháp chính vì thế phải luôn tuỳ duyên tuỳ cơ, lựa lời nhưng sách vở, giấy trắng mực đen lại khác.

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (1)

47153129_354770265333183_8046980919682138112_n

“…Không rõ đã có bao nhiêu người được thầy Thông Lạc “khai thị” theo phương pháp nầy cho bớt “vô minh”. Riêng kẻ viết những dòng nầy thì…không thấy vô minh mà cũng chẳng thấy hết vô minh trước và sau khi đọc bài thầy Thông Lạc viết về Vu Lan Bồn…”(TKĐ).

Bao giờ cũng vậy, mọi sự vật, hiện tượng khi “đủ duyên” ắt thay đổi như phạm trù triết học lượng đổi chất. Vì vậy “tạo duyên” để giáo hoá bao giờ cũng chỉ là thụ động. Cho nên “cây gậy” hay “củ cà rốt” là ý chí chủ quan của người gieo duyên. Vấn đề là ta đang tạo nên nhân gì, duyên gì như bài trước tôi đã phân tích.

Ý tưởng “đánh thức lương tri con người” bằng thiện pháp, bằng  một hướng nhìn thông thoáng và một tinh thần xả ly của lý Phật Đà (TKĐ) thì cũng là một góc nhìn, một thiện nghiệp và quan trọng lại tương ưng với thiện ác, nhân quả như luật hấp dẫn. Tôi hoàn toàn tán đồng với ý này của ông TKĐ.

Vấn đề đặt ra ở đây là tinh thần tuỳ duyên mà người gieo thiện nghiệp luôn nắm bắt, tận dụng tạo nên hành trình nhân quả. Tương tự như ý trên “vô minh và hết vô minh” thì rõ ràng những người có chút hiểu biết thôi cũng dư biết “12 cửa ngục” và “cõi giới chư thiên” cũng tương tự “thiên đàng và địa ngục” của Thiên Chúa Giáo. Tất cả cũng là hai thứ công cụ “cây gậy” và “củ cà rốt” trong thưc tế chỉ đem lại cho sinh hoạt tôn giáo một trật tự, một đức tin. Nó thực sự không có tác dụng chuyển nghiệp, biến dịch, thay đổi với một người đứng ngoài trật tự tôn giáo đó.

Tôi cho rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không chủ định tạo dựng một tôn giáo, vì vậy, tất cả pháp hành không nhắm đến thứ trật tự đó, thứ trật tự tôn giáo mà một tiến sĩ, một giáo sư nghiêm cẩn quì trước Chúa cũng chẳng bao giờ lai hỏi “Tại sao Mẹ đồng trinh lại sinh con”. Khác với đức tin khoa học thực nghiệm, (bằng thực chứng, bằng trải nghiệm thực tế sửa đổi những hành vi, lời nói, tư duy theo thiện nghiệp) bằng Tứ chánh cần, bằng Tứ niệm xứ, bằng sự nhất tâm để biến dịch, thay đổi thân tâm mà con người vì mắc phải sai lầm huân tập, kết tụ phiền não, bệnh tật. Tinh thần khoa học đó cũng chính là chìa khoá mà Thầy Thông Lạc đã tìm thấy, nhưng đáng tiếc lại đánh rơi vì nhiều lẽ mà nhân quả là một trong số đó.

Đạo Phật từ đức tin khoa học của Đức Thế Tôn dần dà trở thành tôn giáo với nhiều hệ phái, tông chi Nam Bắc, Đại thừa, Tiểu thừa, Tối Thượng Thừa, Nguyên thuỷ, Phát triển…Cũng như nhiều tôn giáo khác, tất cả đạo vẫn phát triển trong dòng chảy lịch sử, vượt qua tất cả những xung đột, lớn nhỏ và tín đồ là đủ các hạng từ bình dân đến trí thức, từ lao động bình thường đến nhà khoa học, tiến sĩ, kỹ sư đơn giản vì sức sống mãnh liệt của lòng tin tôn giáo, trật tự tôn giáo.

Trưởng lão Thích Thông Lạc khi đắc đạo tiến hành viết hàng loạt bài về đạo đức Phật giáo, văn hoá Phật giáo…Đó là những giá trị khoa học nhân văn, khoa học đạo đức không làm khổ mình, khổ người, nó mang sức sống vĩnh cửu. Điều này thật sự hữu ích vì không chạm đến đức tin, không chạm đến tín ngưỡng mà kho tàng dân gian chứa đựng vô cùng tận. Tất cả các tôn giáo nói chung chứ không riêng các hệ phái Phật giáo tồn tại, phát triển trên tinh thần hoà hợp, không bài xích, đả phá nhau.

Đáng tiếc, khi dùng những giá trị khoa học thực nghiệm để soi chiếu vào đức tin tôn giáo, vào tín ngưỡng tất nhiên Trưởng lão đã vô tình chạm vào khu vực “bất khả xâm pham”. Hơn nữa vùng đất ấy khi nó đem lại lợi lạc như cả một vùng khoáng sản, môt mỏ vàng rộng lớn của một hệ phái, một tổ chức thì dù anh có mang mang tâm thức “nhân giới” hay tâm thức “pháp giới” thì từ trường đưa đến quả tương ưng thiện ác là điều tự nhiên. Mặc khác, càng không thể thuyết phục được ai khi mà toàn bộ nổ lực dựng lại chánh Pháp cũng chỉ chơi vơi trong khoảng không, không tạo nên một con người cụ thể minh triết, tuệ giác, đức độ nổi trội. Không có một A-la-hán nào để tiếp nhận con đường dở dang mà dầy dẫy sự bài xích, đả phá. 

Trường hợp xác định các pháp tu tập cũng vậy. Nó cho thấy sự suy yếu của từ trường: 

“…1. Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất Ðộng Tâm Ðịnh”.

Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Các bạn phải “khéo hiểu” nếu hiểu không đúng nghĩa…thì có tu muôn ngàn kiếp cũng chẳng bao giờ có giải thoát. Vâng! Hoàn toàn chính xác nếu hiểu không đúng nghĩa. Đoạn kinh trên là toàn bộ phương pháp luận, toàn bộ kinh nghiệm của người từ bỏ Thiền vô sắc để tìm ra con đường Thiền hữu sắc, con đường ngược lại hợp nhất thay vì thoát ly. Thân tâm phải hợp nhất, thân định trên tâm, tâm định trên thân. 

Chỉ trích, công kích cho dù nhằm hướng đến khoa học nhưng chạm vào trật tự tôn giáo, đức tin tôn giáo đều dẫn đến sự phản ứng của số đông, đều gieo cái nhân chấp trước, cực đoan mà cụ bà cư sĩ Nguyên Thanh đã lên tiếng. Để chỉ đạo đức Phật giáo về hiếu hạnh trên tinh thần khoa học, nhân văn thì sẽ chẳng có va chạm vùng “bất khả xâm phạm” bởi khoa học là khoa học, nó không xúc xiểm, bài xích, công kích cái “phi khoa học”.

Câu chuyện Mục Liên Thanh Đề vẫn mang nặng tính truyền thuyết, mang nặng đức tin tôn giáo như câu chuyện “Quan âm Thị Kính” – hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Hay như câu chuyện Phạm Công Cúc Hoa, Lưu Bình Dương Lễ…Những mẫu chuyện mà tập vở học sinh những năm 60-70 vẫn in bìa 4, những truyền thuyết đã in đậm trong văn hoá dân gian. Đức Phật dạy về lòng tin chân chánh, trong đó “Chớ có tin vào truyền thống” “Chớ có tin vào truyền thuyết”. Nhưng gieo duyên là vậy, ai đủ duyên hiểu sâu, không đủ duyên thì đành tuỳ duyên chứ Phật chẳng đụng vào lòng tin “phi khoa học” cụ thể mà có lẽ thời Đức Phật nhiều hơn bây giờ, với đủ loại giới cấm thủ, đủ loại đạo sĩ, với đủ loại pháp thuật, mê tín...

Đề cập đến văn hoá, đến đạo đức là nói đến khoa học thực chứng, nói đến con đường của Đức Phật. Bám chắc vào khoa học thì chẳng ai buông tay cho chiếc chìa khoá vàng nhặt được rơi rớt dọc đường.

Thầy Thanh Từ, người thầy mà thầy Thông Lạc tìm về sau khi chứng đắc cũng chạm đến cái phi khoa học đó nhưng đã không gây phản ứng gay gắt với đại chúng, với các bậc tôn túc bởi lẽ không đụng cụ thể đến những biểu tượng, những ấn tượng trong trật tự tôn giáo, đức tin tôn giáo “…Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là “mê tín”. Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càn tin bướng là “mê tín”. Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thế nên trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành”.

“…Vì thế người học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã qua lý trí gạn lọc kỹ càng. Tuyệt đối không được tin càn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: “... Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số đều không được làm...”. “Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín …”.

Thực ra điều này cần rành mạch, rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn “Bản chất Đức Phật là trí tuệ, là giác ngộ, giải thoát, là…” còn Đạo Phật thì khác…Phân định Đức Phật và Đạo Phật là cần thiết vì có rất nhiều hệ phái, có rất nhiều giáo điều, kinh tạng sự kết tập, pha trộn khác nhau…Trộn lẫn khái niệm do thói quen người đời được tận dụng làm chiêu thức trong cuộc chiến tranh giành thị phần rất phổ biến ngày nay. Thương cho chúng sinh là vậy.

loading...