Góc nhìn Phật tử
Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (5)
Chủ nhật, 20/03/2024 09:25
Thiện pháp và ác pháp không dễ nhận diện. Chính thế con người mới luôn lầm chấp khi mà còn cái ngã, khi còn cái ta, của ta, bản ngã của ta.
Đường về xứ Phật là tâm đạo
Ông TKĐ: “…Đường về xứ Phật là con đường tâm linh cao rộng. Tuy thênh thang và tự do nhưng không dễ tìm thấy như đại lộ Đông Tây hay như đường xuyên Nam Bắc vì đây là con đường đo bằng trí tuệ và thấy bằng tâm linh. Viết những dòng nầy, người viết chỉ mong là những người tôn Phật làm bổn sư, quy hướng Phật làm tâm linh sư biểu sẽ thấy nhau rõ hơn trên đường về xứ Phật…”
Xin trích lại bài viết “…Theo viện thống kê hàng đầu của Mỹ, PEW 2012, thì toàn thế giới có 4200 tôn giáo. Trong đó chỉ có 2 tôn giáo, Phật giáo và Lão giáo (Taoism), được xem là “tôn giáo ngoài quy ước” (irreligious) vì không tin có một đấng sáng thế uyên nguyên, Thượng Đế hay Ông Trời. Thú vị hơn nữa là đạo Phật đang được (hay bị) xem là (1) “hội tụ” với khoa học hiện đại, (2) là một hệ thống triết lý vô thần, (3) là một hệ thống tôn giáo đa thần với hằng hà sa số chư Phật và Bồ Tát, (4) là một cỗ xe con tự lực tự độ, (5) là một cỗ xe nhớn nương vào tha lực độ tha, (6) là một siêu tôn giáo khi tách bến phàm trần nhập vào thể tánh…và ui chao, nhiều nhiều không kể xiết!..”.
Cảm ơn những thông tin giá trị của ông TKĐ. Tôi lưu ý nhất ở ba điểm:
1. Không tin có đấng sáng thế uyên nguyên, thượng đế.
2. Hội tụ với khoa học hiện đại
3. Hệ thống triết học vô thần
Hết sức thú vị với 3 căn cứ này. Với những căn cứ thông tin khác trái ngược tôi không đề cập vì sự mở rộng, phủ khắp thế giới của đạo Phật khiến nó có thể dung nạp tất cả đức tin hoàn toàn trái ngược nhau mà Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là đại diện cho tinh thân hoà hợp, tinh thần kết chặt thành một khối cho dù bên trong vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Chính đây là điều mà tôi phát biểu ở bài: Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (4): “...Công kích, đả phá sự u mê, sự lợi dụng lòng tin của đàn na dù hằn hộc mạnh mẽ tới đâu cũng không làm cho thay đổi pháp giới, không làm biến chuyển cái trật tự tôn giáo đã có mà chỉ có thể tạo nên sự xung đột tôn giáo, sư kỳ thị hệ phái. Mặc khác, đã vô hình chung làm biến dịch, thay đổi từ trường thiện lành, khả dĩ chuyển dịch thay đổi hành trình gieo duyên nhân quả của hội nhóm, của tổ chức, cá nhân mà thôi. Nghĩ tưởng đến một sự thay đổi cả thế giới khi dựng lại chánh pháp đó là sai lầm nghiêm trọng mà cả Đức Phật cũng không mơ như thế…”.
Xiển dương chánh pháp trên tinh thần hoà hợp tôn giáo, cứ đem đến cái đặc trưng, tiêu biểu, thế mạnh thậm chí tính chất khoa học của mình trước những ma mị đầy mê tín, phản khoa học, nhưng đâu cứ là một cuộc chiến với công kích, đả phá. Cái tinh thần không tin có thượng đế, cái tinh thần khoa học, cái tinh thần của một triết thuyết vô thần tự nó bộc lộ, thể hiện trong giáo pháp, trong phương pháp hành trì mà mình dẫn dắt tín đồ...Phải hết sức công phu Viện thống kê hàng đầu của Mỹ, PEW 2012 mới có đúc kết khách quan, toàn diện như thế.
Trong lịch sử tôn giáo đã có không biết bao nhiêu cuộc xung đột, thánh chiến đổ máu nhưng cuối cùng thì sao, các tôn giáo vẫn tồn tại với trật tự của nó, đức tin bất diệt của nó. Xung đột đổ máu chưa xảy ra thời Đức Phật nhưng mâu thuẫn thì vẫn đầy dẫy. Và thế giới vẫn tràn ngập, nhung nhúc chúng sinh vô minh đến đáng thương như thế vẫn luôn tồn tại, gửi gắm đức vào tôn giáo. Đức Phật bỏ cả sự nghiệp đế vương, khi chứng đạo lại mất 45 năm truyền đạt lại kinh nghiệm Đức Phật vẫn chỉ từ tốn dẫn dắt, nhắc nhở, sách tấn học trò bằng lòng từ mẫn, khiêm hạ. Và chính những pháp hành mang lại hiệu quả thiết thực và vang dội khiến tà sư ngoại đạo các nơi tìm về công kích, đả phá, thù hằn, đố kỵ, hãm hại…Chẳng phải ra công đả phá, chẳng phải tạo thêm thù hằn…chính sự từ mẫn, từ trường thiện nghiệp làm thay đổi tất cả xung quanh, Đức Phật đã để lại cho đời đạo Phật. Lẽ nào giờ đây, lại có “con đường về Xứ Phật” mang dáng dấp của những cuộc thánh chiến!? Có cuộc tàn sát nào dã man hơn sự kiện Pháp Luân Công (PLC), nhưng PLC vẫn tồn tại mạnh mẽ, quyền lực vẫn không thể tiêu diệt được tôn giáo mà chỉ tạo nên vết nhơ cho chính thể.
Ổn định trật tự xã hội đó là trách nhiệm của của cơ quan quyền lực. Đã có vô số những tổ chức tà giáo núp bóng tôn giáo “Long Hoa Di Lặc”, “Chân không”, “Thanh Hải Vô thượng sư”, “Hà Mòn”, “Dương Văn Mình”, “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” tà đạo “Hoàng Thiên Long”, “Hội thánh Đức Chúa Trời”…Khi đã xâm hại trật tự trị an, xâm hại đời sống an lành, xâm hại truyền thống văn hoá...v.v…thì cơ quan quyền lực vào cuộc, đó không phải công việc của các giáo phái. Dù khoác bên ngoài lớp áo gì thì cuộc chiến thị phần cũng gây nên tổn thất đối với đàn na, nó làm sai lệch mục tiêu giáo hoá chúng sinh và từ trường thiện nghiệp. Đáng tội, thế giới vẫn tràn ngập, nhung nhúc chúng sinh vô minh đến đáng thương như thế vẫn luôn tồn tại, gửi gắm đức tin vào tôn giáo.
Trong đó bản thân người đề xướng cuộc thánh chiến rồi cũng xả bỏ báo thân để lìa xa miền trần tục. “… Đức Phật chẳng đau đáu những trăn trở vì sự vô minh, ngu muội của đám học trò cứ lén lút phá hạnh độc cư, lén lút ăn phi thời lén lút ngồi thiền ức chế tâm…Không tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo, nhưng với tinh thần tự độ Đức Phật lại tạo nên một tôn giáo rộng khắp hành tinh. Trưởng lão thì ngược lại: Muốn dựng lại chánh pháp, phục hưng lại đạo Phật đã bị “ Bà-la-môn dìm chết hơn 2500” lại kiến tạo những sai lầm khó sửa chữa và cuộc chiến thị phần bằng tinh thần độ tha, bằng danh nghĩa độ tha. Hành trình nhân quả luôn được định đoạt bởi câu châm ngôn “gieo hành vi, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận” …”.
“…Đường về xứ Phật là con đường tâm linh cao rộng. Tuy thênh thang và tự do nhưng không dễ tìm thấy như đại lộ Đông Tây hay như đường xuyên Nam Bắc vì đây là con đường đo bằng trí tuệ và thấy bằng tâm linh. Viết những dòng nầy, ngưởi viết chỉ mong là những người tôn Phật làm bổn sư, quy hướng Phật làm tâm linh sư biểu sẽ thấy nhau rõ hơn trên đường về xứ Phật…”(TKĐ)
Xây dựng ĐVXP, Trưởng lão với xuất phát điểm lúc đầu là chân thiện, là mong muốn nuôi dưỡng thiện pháp từ tấm bé khi bắt đầu xuất gia như pháp sư Trần Huyền Trang (Tây Du Ký). Sự nôn nóng, sư bức xúc, lo lắng, ưu tư nếu chẳng phải là ác pháp thì đâu làm sai lệch tôn chỉ, mục đích, đâu làm biến dịch thay đổi đường đi nhân quả. Thực ra nó đã bắt đầu khi trong anh đã nhen nhóm mầm mống của pháp tưởng, tư duy là gì nếu không phải trú xứ hoàn toàn tự do mà yêu ma cũng có quyền trá hình len lõi vào. Chính vì vậy mà Bát Chánh đạo không phải khuôn thước cứng nhắc. Phải có chánh kiến thật sự hoạt động đúng đắn, mạnh mẽ thì mới có chánh tư duy. Lòng yêu thương rộng khắp cho thấy cảm quan từ mẫn xen lẫn tinh thần đả phá, quyết giành thế tiên phong trong cuộc chiến sinh tử.
“…Lòng thương yêu là thiện pháp, không phải là ác pháp. Có người đọc trong kinh sách thấy trong kinh dạy: “Ghét cũng khổ, thương cũng khổ”, từ đó họ suy ra không thương cũng không ghét, vì thương ghét là pháp đối đãi, pháp đối đãi là pháp khổ. Do đó, người ta cố gắng để diệt lòng thương yêu. Hiểu như vậy là hiểu sai, hiểu sai thì ta tu hành chẳng có kết quả…”
Thiện pháp và ác pháp không dễ cho tất cả mọi con người bình thường nhận diện. Ngay cả với bậc A-la-hán (tôi chưa bao giờ nghi ngờ quả vị của Trưởng lão ) vẫn chưa phân định thật chuẩn mực trong lúc xây dựng Con đường về xứ Phật, con đường tâm linh cao rộng thênh thang. Đó chính là cái hệ quả của việc qui chiếu Bát Chánh Đạo (BCĐ) như tôi đã trình bày, 37 phẩm trợ đạo là 37 pháp qui chiếu linh hoạt, huyền nhiệm, vi diệu, không có pháp nào nổi trội để có thể rút đi (BCĐ) để có thể “đặc cách”- Tứ thần túc, Thất giác chi, để có thể thay đổi -Tứ vô lượng tâm, Tứ bất hoại tịnh.
Chỉ trích hai đoạn cũng đủ để bạn đọc tinh tường có thể nhận ra sự len lỏi, trà trộn của ác pháp vào vùng tự do như những cư dân vượt biên tị nạn mà nhà cầm quyền phải soi thật kỹ lý lịch, nhân thân…Hoạt động tình báo, thâm nhập, trà trộn cũng tương tự như vậy.
Như đã nói: Thiện pháp và ác pháp không dễ nhận diện. Chính thế con người mới luôn lầm chấp khi mà còn cái ngã, khi còn cái ta, của ta, bản ngã của ta. Cái bản ngã chẳng khác với những tổ chức quản lý người tị nạn, tra xét, lập hồ sơ…mà chính họ cũng bắt đầu có hiện tượng tiêu cực, tham nhũng vặt vãnh.