Kiến thức

Cách cúng rằm tháng 7 Phật tử nên biết

Thứ sáu, 07/08/2023 04:18

Cúng Rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ được người Việt rất chú trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị biết cách cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng nghi thức...

Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Việc cúng Rằm tháng 7 có thể thực hiện trước hay sau ngày Rằm tháng 7, hoặc bất cứ ngày nào trong tháng 7 đều được.

Bởi nguồn gốc của ngày Rằm tháng 7 xuất xứ từ 02 nhân duyên trong Phật giáo: Thứ nhất là truyền thống an cư kiết hạ của chư Tăng, thứ hai là câu chuyện trong kinh Vu Lan Bồn - kể về Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mẹ Ngài bị đọa làm ngạ quỷ. Được Đức Phật dạy, Ngài đã thiết lễ cúng dường trai Tăng, nhân ngày chư Tăng tự tứ (hay còn gọi là ngày kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ của chư Tăng).

Mâm cúng Rằm tháng 7 nên bày trí trang nghiêm, sạch sẽ

Mâm cúng Rằm tháng 7 nên bày trí trang nghiêm, sạch sẽ

Mà chư Tăng mỗi hệ phái (Bắc Tông, Nam Tông) lại có một ngày tự tứ khác nhau, có khi là Rằm tháng 7, Rằm tháng 8, tháng 9 hay tháng 10. Vì vậy, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải cúng đúng ngày, mà điều quan trọng là chúng ta cần tìm đến trú xứ của chúng Tăng có an cư, tu tập tinh tấn để cúng dường thì sẽ sinh ra phước báu lớn cho gia đình và thân nhân quá vãng.

Và cũng không nhất thiết phải cúng trong tháng 7 mà tháng nào Tăng chúng an cư đều tốt; thậm chí chẳng phải chỉ riêng tháng an cư mà cứ cúng dường đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh, tinh tấn đều được lợi ích.

Cách cúng Rằm tháng 7 để được phước báu

Chúng ta có thể dâng vật phẩm cúng tại nhà, nhưng phần phước báu sinh ra rất nhỏ và vong linh (gia tiên, ông bà) về có thể chỉ được hưởng một bữa cơm, bớt đói, bớt khổ khi ấy, sau đó vẫn khổ lâu dài. Nhưng nếu vật phẩm ấy được an trú cúng dường đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh, tinh tấn thì phước báu ấy lâu dài cho vong linh.

Và có 2 yếu tố cúng Rằm để được nhiều may mắn, điều này được Đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí:

- Yếu tố thứ nhất: Người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ thì được phước báu rất lớn.

- Yếu tố thứ hai: Người nhận phẩm vật bố thí đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si.

Bên cạnh đó, vật phẩm cúng dường cũng phải là đồ chay tịnh, không sát sinh.

Chúng ta cần phải nắm chắc và hiểu được những điều trên, từ đó hồi hướng phước lành cho cha mẹ hiện tiền, thân quyến quá vãng thì họ sẽ được lợi ích.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 và bài cúng đơn giản, đầy đủ

Để chuẩn bị mâm cúng và bài cúng Rằm tháng 7 quý vị có thể tham khảo tại bài viết:

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản nhất!

loading...