Góc nhìn Phật tử

Căng thẳng Mỹ - Iran và quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và hòa bình

Thứ sáu, 08/01/2020 04:49

Phật giáo hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình phát triển với nỗ lực lao động của mỗi con người trong sự tự giác và khả năng của họ để góp phần xây dựng, phát triển xã hội vì sự an lạc của mọi người trong đó có hạnh phúc của mỗi người.

Từ Iran nghĩ về Kinh Pháp Cú: Oán thù không diệt được oán thù

Những lo ngại về cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran đang leo thang khi Tehran tuyên bố sẽ không còn tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân quốc tế được đàm phán dưới thời chính quyền Tổng thống Obama. Bóng ma chiến tranh càng được thổi bùng qua những tuyên bố đáp trả cứng rắn của giới lãnh đạo hai nước.

Căng thẳng Mỹ - Iran ngày càng gia tăng.

Căng thẳng Mỹ - Iran ngày càng gia tăng.

Bài liên quan

Đáp trả đe dọa mà ông chủ Nhà Trắng đăng trên tài khoản Twitter rằng, Mỹ sẽ tấn công vào 52 địa điểm ở Iran, trong đó có cả các công trình văn hóa nếu Tehran trả đũa, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 7-1 cảnh báo, đừng  nên đe dọa đất nước của ông. Trên tài khoản Twitter, ông Rouhani viết: “Những người nhắc đến con số 52 cũng nên nhớ tới con số 290. IR655”, đề cập đến vụ tàu chiến Mỹ bắn hạ một máy bay Iran mang số hiệu IR655 hồi năm 1988 làm 290 người thiệt mạng”. Ông Rouhani nêu rõ: “Đừng bao giờ đe dọa đất nước Iran”.

Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và hòa bình

Phật giáo không chỉ lên án chiến tranh và bạo động mà còn giáo hoá con người tu học, thực hành theo Bát Chính Đạo: Nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng… vì cuộc sống an lạc, vì lợi ích của con người và của chúng sinh, trong đó có lợi ích của mình.

Phật giáo với tâm từ bi, vị tha, tư tưởng lục hoà luôn là yếu tố tích cực, góp phần hoá giải, gắn kết những con người, nạn nhân của cả hai phía lại với nhau, giúp họ hóa giải hận thù cùng nhau xây dựng cuộc sống trong tình thương yêu của đồng loại.

Phật giáo với tâm từ bi, vị tha, tư tưởng lục hoà luôn là yếu tố tích cực, góp phần hoá giải, gắn kết những con người, nạn nhân của cả hai phía lại với nhau, giúp họ hóa giải hận thù cùng nhau xây dựng cuộc sống trong tình thương yêu của đồng loại.

Bài liên quan

Phật giáo với tư tưởng bất bạo động, với phương châm hòa bình, an lạc là yếu tố cơ bản nhất để không gây chiến tranh. Trong giáo lý, kinh điển của đạo Phật luôn nhắc nhở luật nhân quả và hiểu rõ giá trị của cuộc sống trong hoà bình, hữu nghị, an lạc. Người hiểu về Phật giáo luôn có tâm lành xem hạnh phúc của người như hạnh phúc của mình, không bao giờ chỉ vì lợi ích của mình mà tranh đoạt hay làm hại đến người khác. Triết lý đạo Phật đã chỉ “Tâm bình thế giới bình”.

Chiến tranh để lại hậu quả không thể nói hết: Chết chóc, thương tật, chia ly, khổ đau, di chứng, thù hận… Phật giáo với tâm từ bi, vị tha, tư tưởng lục hoà luôn là yếu tố tích cực, góp phần hoá giải, gắn kết những con người, nạn nhân của cả hai phía lại với nhau, giúp họ hóa giải hận thù cùng nhau xây dựng cuộc sống trong tình thương yêu của đồng loại. Hơn rất nhiều lĩnh vực khác chỉ chữa lành vết thương cơ thể mà bất lực với vết thương tâm hồn, Phật giáo với tâm từ bi, với lòng khoan dung hỷ xả, đã trở thành liệu pháp hữu hiệu trong việc chữa lành vết thương tâm hồn do xung đột của cuộc sống mang lại.

Phật giáo hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình phát triển với nỗ lực lao động của mỗi con người trong sự tự giác và khả năng của họ để góp phần xây dựng, phát triển xã hội vì sự an lạc của mọi người trong đó có hạnh phúc của mỗi người.

Phật giáo hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình phát triển với nỗ lực lao động của mỗi con người trong sự tự giác và khả năng của họ để góp phần xây dựng, phát triển xã hội vì sự an lạc của mọi người trong đó có hạnh phúc của mỗi người.

Bài liên quan

Chính vì để thăng hoa các giá trị hạnh phúc nhân sinh mà Phật giáo luôn hướng tới xây dựng một thế giới hoà bình, an lạc. Thế giới Phật giáo hướng tới là thế giới của sự đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa con người với con người, là thế giới của tình yêu thương trân trọng nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng hướng tới hạnh phúc.

Với phương châm “Duy tuệ thị nghiệp”, Đức Phật dạy con người muốn làm nên sự nghiệp phải có trí tuệ, có giác ngộ. Phật giáo cho rằng chỉ có những gì do trí tuệ và từ lao động chân chính làm ra mới đáng trân quý, những gì do thủ đoạn tranh đoạt để có được sớm muộn cũng tiêu tan. Vì lẽ ấy, Phật giáo hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình phát triển với nỗ lực lao động của mỗi con người trong sự tự giác và khả năng của họ để góp phần xây dựng, phát triển xã hội vì sự an lạc của mọi người trong đó có hạnh phúc của mỗi người.

loading...