Kiến thức

Chê lén

Thứ ba, 26/04/2022 06:39

Có người càng đi chùa nhiều, càng học được đạo lý nhiều lại càng hay nói lời chê bai. Một thực tế chúng ta cần biết rằng: Nhân vô thập toàn, và không phải chùa nào cũng hoàn hảo cả.

Có người càng đi chùa nhiều, càng học được đạo lý nhiều lại càng hay nói lời chê bai.

Một thực tế chúng ta cần biết rằng: Nhân vô thập toàn, và không phải chùa nào cũng hoàn hảo cả.

Các sư các thầy cũng có thể sơ suất ít nhiều. Bởi lẽ, cách Phật đã xa, những cái điều tốt đẹp của như thời Đức Phật không còn bao nhiêu. Mình học Đạo lý thì cao siêu, nhưng khi nhìn thực tế trong đời sống, khi thấy những người chung quanh vẫn còn sơ xuất, thì mình cứ dựa vào cái lời Phật dạy mà mình chê bai, chỉ trích, trách móc. Điều này làm mình hết phước, không tu được, rồi những gì mình chê bai người khác dần dần sẽ đều trở thành bản tính của mình lúc nào không hay.

Mình tu tới ngày nào mà trong đầu mình hết chê lén người ta thì là một bước thành công rất là lớn!

Mình tu tới ngày nào mà trong đầu mình hết chê lén người ta thì là một bước thành công rất là lớn!

Nhân quả khen chê

Chỉ khi nào mình thông cảm được điều đó, mình biết là: Chuẩn mực của Phật dạy là như vậy. Nhưng thời cách Phật đã xa, mọi người kém phước nên rất khó ai mà tu tập đạt được cái chuẩn mực như lời Phật dạy, mà người ta chỉ đạt được một phần nhỏ nào đó mà thôi.

Mình hiểu như vậy mình thông cảm, nên mình ráng tu, khuyến khích nhau cùng tu, từ từ tiến lên, để làm điểm sáng trong cái xã hội này. Nghĩ để thông cảm được như vậy thì sẽ không bị tổn phước.

Chứ còn mình gặp ai mình cũng chê: “Ồ! Cái người này còn tham, bà này ích kỷ, ông này kiêu mạn quá, anh này sao hình thức quá ! …” Cứ chê trong đầu như vậy thì không lâu sau phước sẽ mất sạch.

Mình tu tới ngày nào mà trong đầu mình hết chê lén người ta thì là một bước thành công rất là lớn!

Còn tất cả mọi đều bị cái tật là mới tu rồi mình hay khởi tâm chê lén người khác! Chê lén thôi đã vậy. Còn mở miệng ra mà chê thì còn mau hết phước hơn nữa.

loading...