Góc nhìn Phật tử

Chính quyền nên xử lý chủ quán phỉ báng Phật giáo

Thứ sáu, 22/03/2020 09:05

Việc sử dụng tên gọi, tranh ảnh và biểu tượng Phật giáo trong kinh doanh và đời sống, cần hết sức cẩn trọng, việc sử dụng hình ảnh Đức Phật để tạo hình ảnh quảng bá sẽ tạo nên sự bất kính, phỉ báng đối với Phật giáo và thiếu sự tôn trọng đối với cộng đồng Phật tử Phật giáo.

> Quả báo cho người lợi dụng hình ảnh nhà tu hành quảng cáo lừa dối khách hàng

Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những quán bar và nhà hàng nổi tiếng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động đến nay đã hơn 15 năm với các hoạt động phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống như xem thể thao, chơi bi-a, nhạc sống…

Không chỉ có tên gọi "Buddha Bar", trong không gian của quán còn có nhiều tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều vị trí khác nhau. Phải chăng chủ quán Bar này muốn sử dụng tên gọi Đức Phật, hình tượng của Phật giáo cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa? Hay mục đích sâu xa hơn muốn dùng tên tuổi của Đức Phật, uy danh của Phật Giáo để hút khách, vì mục đích lợi nhuận?

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh).

Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh).

Đã có nhiều ý kiến tỏ ra rất bức xúc về hiện tượng quán bar Buddha này. Phật tử Lương Đình Khoa cho rằng: "Kinh doanh quán bar không phải là một loại hình bị cản cấm ở Việt Nam, và tất cả chúng ta cũng không quan tâm về những gì diễn ra trong không gian đó. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam? Rất mong các cơ quan văn hóa, ban ngành liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm xem xét, lên tiếng về việc tên tuổi và hình ảnh của Đức Phật được sử dụng cho quán Buddha Bar để không gây bất bình trong cộng đồng Phật tử Việt Nam, trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật".

Nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc và không đồng tình trên mạng xã hội.

Nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc và không đồng tình trên mạng xã hội.

Việc sử dụng tên gọi, tranh ảnh và biểu tượng Phật giáo trong kinh doanh và đời sống, cần hết sức cẩn trọng, việc sử dụng hình ảnh Đức Phật để tạo hình ảnh quảng bá sẽ tạo nên sự bất kính, phỉ báng đối với Phật giáo và thiếu sự tôn trọng đối với cộng đồng Phật tử Phật giáo.

Yêu cầu chính quyền, các cơ quan văn hoá thành phố Hồ Chí Minh xử lý nghiêm chủ quán bar Buddha trong việc sử dụng tên gọi, tranh ảnh, biểu tượng tôn giáo để kinh doanh, hoạt động phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống,...

Những câu chuyện về nhân quả báo ứng đáng suy ngẫm

Phỉ báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục

Triều nhà Đường, Thái Sử Lệnh Phó Dịch từ nhỏ đã học giỏi, có tài hùng biện, hiểu biết về thiên văn. Nhưng ông ta không tin Thần Phật, nên tận lực phản đối, phỉ báng, dâng tấu chương muốn hủy bỏ Kinh Phật, khinh thường những người xuất gia tu hành, phá bỏ tượng Phật.

Khi ấy, Phó Dịch, Phó Nhân và Tiết Trách đều làm chức Thái sử lệnh. Tiết Trách còn nợ Phó Nhân một số tiền là 5000 chưa trả được thì Phó Nhân đã qua đời.

Tiết Trách một lần mơ thấy mình đi đến một nơi và gặp Phó Nhân, liền hỏi ông ta rằng: “Ta trước đây còn nợ ngài tiền mà chưa trả, bây giờ phải trả cho ai đây?”. Phó Nhân nói: “Có thể đưa cho quỷ dưới địa ngục là được rồi!”. Tiết Trách hỏi lại: “Quỷ dưới địa ngục là ai?”. Phó Nhân trả lời: “Thái Sử Lệnh Phó Dịch chính là quỷ dưới địa ngục!”.

Ngày hôm sau, Tiết Trách liền đem giấc mộng của mình đến kể cho Phó Dịch nghe. Mấy ngày sau, Phó Dịch bỗng nhiên bị bệnh nặng mà chết.

Thiên ác có báo là Thiên lý, chỉ có hết thảy mọi việc đều thuận theo Thiên lý mà làm thì mới có tiền đồ rộng lớn, tươi sáng.

loading...