Góc nhìn Phật tử

Chính trị quan của Phật giáo

Thứ năm, 13/01/2020 08:21

Chính trị quan của Phật giáo chủ yếu là những lời giải đáp của Phật về những câu hỏi của các nhà chính trị, đặc biệt là những người lãnh đạo quốc gia. Điểm quy kết là lấy việc vua tôi hòa thuận, trên dưới một lòng làm trọng điểm cho chính trị.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Đạo phật vốn không có chủ trương làm chính trị, chính trị và đạo Phật hai lối đi khác nhau. Đạo Phật chủ trương giải quyết vấn đề khổ đau, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi của kiếp nhân sinh, còn chính trị là những hoạt động gìn, giữ, sử dụng quyền lực của một đảng phái hay một đất nước, nghiêng về đấu tranh và dùng các thủ đoạn. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định Tỳ-kheo không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ-kheo và phương hại đến giáo đoàn (Đ.2.775c). Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh…” (Đ.1.739a26-27). Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.” (Đ.2.782c5). Bởi vì, Phật giáo không có biên giới, không đảng phái, không tham dự đấu tranh chính trị.

Mặc dù chính trị không phải là mối quan tâm của đức Phật, nhưng đức phật quan tâm đến sự bình an và hạnh phúc của tha nhân, nghĩa là quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia.

Mặc dù chính trị không phải là mối quan tâm của đức Phật, nhưng đức phật quan tâm đến sự bình an và hạnh phúc của tha nhân, nghĩa là quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia.

Bài liên quan

Mặc dù chính trị không phải là mối quan tâm của đức Phật, nhưng đức phật quan tâm đến sự bình an và hạnh phúc của tha nhân, nghĩa là quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia nên hẳn nhiên Ngài đã đưa ra các phương pháp làm chính trị như thế nào để nhân dân được ấm no hạnh phúc, đất nước thái bình thịnh vượng. Hơn thế nữa chúng ta hiểu lý do vì sao mà trong kinh tạng đức Phật đề cập đến chính trị, vì sao đức Phật đưa ra nhiều phương pháp trị nước cho các vị vua đến tham vấn. Để hiểu được điều này, chúng ta phải hiểu qua thực trạng quốc gia và chính trị của Ấn Độ thời đại đức Phật như thế nào.

Ấn Độ vào thời đại đức Phật (thế kỷ thứ năm trước Tây lịch) chia ra mười mấy nước, trong đó những nước lớn mạnh thường muốn thôn tính những nước nhỏ yếu, nên tình trạng giữa các nước rất rối ren. Những nước nhược tiểu tìm đủ mọi biện pháp chống trả để bảo vệ sự sống còn, có khi liên minh với các nước nhỏ khác để tạo thành liên bang cho đủ sức mạnh đối địch lại với các cường quốc. Nhưng trong tổ chức liên minh ấy nước nào có thế lực hơn thì dành quyền làm bá chủ, thành thử giữa các nước nhỏ cũng lại tranh chấp nhau không dứt. 

Chính trị quan Phật giáo chủ yếu là những lời giải đáp của Phật về những câu hỏi của các nhà chính trị, đặc biệt là những người lãnh đạo quốc gia. Điểm quy kết là lấy việc vua tôi hòa thuận, trên dưới một lòng làm trọng điểm cho chính trị.

Chính trị quan Phật giáo chủ yếu là những lời giải đáp của Phật về những câu hỏi của các nhà chính trị, đặc biệt là những người lãnh đạo quốc gia. Điểm quy kết là lấy việc vua tôi hòa thuận, trên dưới một lòng làm trọng điểm cho chính trị.

Bài liên quan

Tình trạng Ấn Độ vào thời kỳ này thật có nhiều điểm tương tự như tình hình Trung Hoa ở thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Quốc vậy. Nếu nói về tình hình nội chính thì trong hơn mười tiểu quốc đó, có nước là vương quốc, có nước là cộng hòa, chính thể tuy khác nhau nhưng người nắm quyền chính trị thì đai khái là những người thuộc giai cấp Sát-đế-lị. Những người này vì muốn nắm lấy cơ hội biến động để quật khởi nên một mặt muốn được sự tin tưởng của giai cấp Bà-la-môn, mặt khác lại muốn mua chuộc lòng tin cậy của giai cấp Phệ Xá và giai cấp Thủ -đà-la, đó là một việc không phải dễ dàng, nếu vô ý một chút sẽ bị quần chúng oán thán, do đó mà uy quyền sẽ giảm.

Vì công việc nội chính và ngoại giao phức tạp như thế nên các nhà làm chính trị thường mong đợi ở một nhà làm tôn giáo danh tiếng giúp ý kiến để vượt qua những khó khăn ấy. Đức Phật là một trong những vị đạo sư danh tiếng thời bấy giờ, cho nên người ta không lấy làm lạ khi thấy đức Phật cũng được hỏi ý kiến liên quan đến những vấn đề chính trị. Và chính trị vì để giải đáp những vấn đề thực tế đó mà đức Phật đã phát biểu quan niệm chính trị của Ngài. Trong số đệ tử hoặc tín đồ của Phật vì có nhiều quốc vương, đại thần đến tham vấn Ngài nên Ngài có nhiều cơ hội để trả lời những câu hỏi của họ về đạo giải thoát cũng như các vấn đề chính trị chủ yếu. Do đó mà Phật giáo có nhiều chính trị quan một cách ngẫu nhiên như vậy. 

Đức Phật là một trong những vị đạo sư danh tiếng thời bấy giờ, cho nên người ta không lấy làm lạ khi thấy đức Phật cũng được hỏi ý kiến liên quan đến những vấn đề chính trị.

Đức Phật là một trong những vị đạo sư danh tiếng thời bấy giờ, cho nên người ta không lấy làm lạ khi thấy đức Phật cũng được hỏi ý kiến liên quan đến những vấn đề chính trị.

Chính trị quan của Phật giáo như đã nói ở trên, chủ yếu là những lời giải đáp của Phật về những câu hỏi của các nhà chính trị, đặc biệt là những người lãnh đạo quốc gia. Điểm quy kết là lấy việc vua tôi hòa thuận, trên dưới một lòng làm trọng điểm cho chính trị.

loading...