Chùa Việt

Chùa Thiện Khánh - Dấu ấn tâm linh thủ phủ Đàng Trong

Thứ bảy, 05/08/2020 08:45

Thiện Khánh là tên của một ngôi chùa cổ toạ lạc trên đất làng Bác Vọng Tây của xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Cũng vì thế nên ngoài tên chữ Thiện Khánh, ngôi cổ tự này còn được nhiều người gọi bằng cái tên dân dã: Chùa Bác Vọng Tây.

Chùa Vạn Phật giữa lòng Sài Gòn

Cho đến bây giờ vẫn chưa ai khẳng định được chính xác thời gian mà chùa xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người phỏng đoán rằng nó ra đời vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu - một vị chúa rất sùng bái đạo Phật - khi nhà chúa chuyển thủ phủ về Bác Vọng. Sự kiện này xảy ra vào năm 1712, nghĩa là đến nay, Chùa Thiện Khánh đã tồn tại trên dưới 300 năm. Chùa xây hướng nam, quay mặt ra dòng sông Bồ. Quá trình thám sát khảo cổ học cho thấy, chùa tọa lạc ngay phía trước phủ chính Bác Vọng. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Quan Thánh, đồng thời là nơi bảo quản địa bộ, sắc phong, chúc văn... của làng. Nhiều hiện vật có giá trị hiện vẫn còn được nhà chùa lưu giữ như quả chuông đồng do thượng thư Đặng Văn Hòa cúng dường dưới thời Tự Đức, hoành phi, bia đá, các pho tượng phật, tượng hộ pháp…

Ảnh: Journeys in Hue.

Ảnh: Journeys in Hue.

Chùa đã từng được trùng tu một số đợt dưới thời Tự Đức, vào năm 1963 và được sửa chữa, tôn tạo thêm vào các năm sau này. Giới nghiên cứu nhận định, Chùa Thiện Khánh không chỉ có giá trị trong việc tìm hiểu về lịch sử Phật giáo ở Đàng Trong, về các vị chúa Nguyễn... mà cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa như thành cổ Hóa Châu, khu di tích lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phá Tam Giang, phủ Phước Yên và các làng nghề… 

Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa

Làng Bác Vọng thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền nằm ở tả ngạn sông Bồ, được thành lập từ đầu thế kỉ XVI (Từ những năm 1500). Vào năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu cho dời thủ phủ từ Kim Long về vùng đất này. Ảnh: Journeys in Hue.

Làng Bác Vọng thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền nằm ở tả ngạn sông Bồ, được thành lập từ đầu thế kỉ XVI (Từ những năm 1500). Vào năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu cho dời thủ phủ từ Kim Long về vùng đất này. Ảnh: Journeys in Hue.

Bên cạnh đó, chùa là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa truyền thống của cư dân địa phương, thông qua các hoạt động lễ hội, kiến trúc ngôi chùa, quy cách thờ tự... góp phần làm phong phú, đa dạng hệ thống chùa chiền ở Thừa Thiên Huế.

Tháng 3/2011, Chùa Thiện Khánh được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Tỉnh theo Quyết định số 608/QĐ-UBND.

Phủ Bác Vọng là nơi đóng phủ chính của chúa Nguyễn Phúc Chu và Nguyên Phúc Chú từ 1712-1738, với chức năng chính là chính trị và là nơi làm việc của chúa và các cận thần. Hiện nay những chứng tích của thủ phủ Bác Vọng ngày xưa đã không còn. Tuy vậy vẫn còn ngôi chùa cổ Thiện Khánh còn lưu lại những di chỉ khảo cổ quan trọng của thủ phủ xưa. Ảnh: Journeys in Hue.

Phủ Bác Vọng là nơi đóng phủ chính của chúa Nguyễn Phúc Chu và Nguyên Phúc Chú từ 1712-1738, với chức năng chính là chính trị và là nơi làm việc của chúa và các cận thần. Hiện nay những chứng tích của thủ phủ Bác Vọng ngày xưa đã không còn. Tuy vậy vẫn còn ngôi chùa cổ Thiện Khánh còn lưu lại những di chỉ khảo cổ quan trọng của thủ phủ xưa. Ảnh: Journeys in Hue.

Chùa Thiện Khánh là một ngôi chùa cổ của làng Bác Vọng Tây, tọa lạc ở phía trước khu vực Thượng phủ - một địa điểm quan trọng của di tích thủ phủ Bác Vọng ngày xưa. Dưới thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ, gây dựng cơ nghiệp ở Đàng Trong thì Phật giáo phát triển rất rực rỡ. Ảnh: Journeys in Hue.

Chùa Thiện Khánh là một ngôi chùa cổ của làng Bác Vọng Tây, tọa lạc ở phía trước khu vực Thượng phủ - một địa điểm quan trọng của di tích thủ phủ Bác Vọng ngày xưa. Dưới thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ, gây dựng cơ nghiệp ở Đàng Trong thì Phật giáo phát triển rất rực rỡ. Ảnh: Journeys in Hue.

Bản thân chúa Nguyễn Phúc Chu là người hết sức sùng bái đạo Phật nên có thể ông muốn tìm một nơi đóng phủ xa chốn phồn hoa đô hội Phú Xuân. Lúc này, có lẽ Bác Vọng là một vùng đất yên tĩnh, có cảnh: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt

Bản thân chúa Nguyễn Phúc Chu là người hết sức sùng bái đạo Phật nên có thể ông muốn tìm một nơi đóng phủ xa chốn phồn hoa đô hội Phú Xuân. Lúc này, có lẽ Bác Vọng là một vùng đất yên tĩnh, có cảnh: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt", nên được chúa chọn. Ảnh: Journeys in Hue.

Trải qua hàng trăm năm xây dựng và phát triển, ngôi chùa cũng đã chứng kiến biết bao nhiêu biến động thời cuộc của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Người dân Bác Vọng vẫn đồng lòng gìn giữ ngôi chùa cổ này như nơi lưu những nét đẹp tâm linh từ ngày xưa. Ảnh: Journeys in Hue.

Trải qua hàng trăm năm xây dựng và phát triển, ngôi chùa cũng đã chứng kiến biết bao nhiêu biến động thời cuộc của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Người dân Bác Vọng vẫn đồng lòng gìn giữ ngôi chùa cổ này như nơi lưu những nét đẹp tâm linh từ ngày xưa. Ảnh: Journeys in Hue.

Ngày nay, ngoài chức năng thờ Phật, chùa còn là nơi thờ tự, bảo quản hòm bộ của làng (địa bộ, sắc phong, chúc văn...). Trong những ngày đại lễ của làng đều không thể thiếu vắng nghi thức lễ tế trang nghiêm: Lễ nghinh hòm bộ từ chùa về đình để tế rồi đưa về lại chùa để thờ, bảo quản như cũ. Đây cũng là niềm tự hào của người dân Quảng Điền nói chung và giáo hội huyện nói riêng. Ảnh: Journeys in Hue.

Ngày nay, ngoài chức năng thờ Phật, chùa còn là nơi thờ tự, bảo quản hòm bộ của làng (địa bộ, sắc phong, chúc văn...). Trong những ngày đại lễ của làng đều không thể thiếu vắng nghi thức lễ tế trang nghiêm: Lễ nghinh hòm bộ từ chùa về đình để tế rồi đưa về lại chùa để thờ, bảo quản như cũ. Đây cũng là niềm tự hào của người dân Quảng Điền nói chung và giáo hội huyện nói riêng. Ảnh: Journeys in Hue.

Về kiến trúc, chùa Thiện Khánh được xây dựng với một tổng thế đặc trưng của ngôi chùa Huế gồm: Cổng chùa, la thành, cổng tam quan, chính điện, hồ nước, tượng Quan Thế Âm và sân vườn. Ảnh: Journeys in Hue.

Về kiến trúc, chùa Thiện Khánh được xây dựng với một tổng thế đặc trưng của ngôi chùa Huế gồm: Cổng chùa, la thành, cổng tam quan, chính điện, hồ nước, tượng Quan Thế Âm và sân vườn. Ảnh: Journeys in Hue.

Tiền đường chùa Thiện Khánh có phong cách của những ngôi chùa làm vào những năm 60 của thế kỷ trước Ảnh: Journeys in Hue.

Tiền đường chùa Thiện Khánh có phong cách của những ngôi chùa làm vào những năm 60 của thế kỷ trước Ảnh: Journeys in Hue.

Trên bờ nóc trang trí hình rồng và mặt nguyệt, ở phía dưới hai bên có lầu chuông, lầu trống có bài trí thư bút, phía trên hai lầu nhỏ có hai bầu nước Cam lộ (với ý nghĩa diệt trừ tội lỗi). Ảnh: Journeys in Hue.

Trên bờ nóc trang trí hình rồng và mặt nguyệt, ở phía dưới hai bên có lầu chuông, lầu trống có bài trí thư bút, phía trên hai lầu nhỏ có hai bầu nước Cam lộ (với ý nghĩa diệt trừ tội lỗi). Ảnh: Journeys in Hue.

luân hồi), bên trong Pháp luân có chữ A (trích từ câu kinh của đạo Phật: “A vô lượng thọ, A vô lượng quang, A vô lượng công đức

luân hồi), bên trong Pháp luân có chữ A (trích từ câu kinh của đạo Phật: “A vô lượng thọ, A vô lượng quang, A vô lượng công đức"), dưới bánh xe Pháp luận có biểu tượng của Phật giáo. Ảnh: Journeys in Hue.

kiểu nhà rường với bộ giàn trò hai gian hai chái, bố trí theo chiều dọc, có ba cửa chính mở ở hai đầu chái nhìn về hướng Nam. Nét độc đáo là bộ giàn trò này không giống như bộ nhà rường truyền thống ở Huế thường là một gian hai chái hoặc ba gian hai chái mà lại là hai gian hai chái. Ảnh: Journeys in Hue.

kiểu nhà rường với bộ giàn trò hai gian hai chái, bố trí theo chiều dọc, có ba cửa chính mở ở hai đầu chái nhìn về hướng Nam. Nét độc đáo là bộ giàn trò này không giống như bộ nhà rường truyền thống ở Huế thường là một gian hai chái hoặc ba gian hai chái mà lại là hai gian hai chái. Ảnh: Journeys in Hue.

Nội thất chùa được bố trí, sắp đặt thờ tự theo truyền thống. Ảnh: Journeys in Hue.

Nội thất chùa được bố trí, sắp đặt thờ tự theo truyền thống. Ảnh: Journeys in Hue.

Bước vào chính điện, có những vị Đại Lực Sĩ Kim Cương đứng đối diện nhau (hướng mặt vào nhau) ở hai bên tả hữu, họ là những vị thần Hộ Pháp của Phật giáo, còn gọi là “Chấp Kim Cương”. Ảnh: Journeys in Hue.

Bước vào chính điện, có những vị Đại Lực Sĩ Kim Cương đứng đối diện nhau (hướng mặt vào nhau) ở hai bên tả hữu, họ là những vị thần Hộ Pháp của Phật giáo, còn gọi là “Chấp Kim Cương”. Ảnh: Journeys in Hue.

Về tổ chức không gian, từ ngoài vào trong ngôi chính điện có 3 không gian: Không gian đầu tiên là tiền đường nơi phật tử quỳ lạy làm lễ bố trí án gõ mõ. Ở phía trước hai bên chái Đông Tây đặt chuông trống đánh lễ hằng ngày; Ảnh: Journeys in Hue.

Về tổ chức không gian, từ ngoài vào trong ngôi chính điện có 3 không gian: Không gian đầu tiên là tiền đường nơi phật tử quỳ lạy làm lễ bố trí án gõ mõ. Ở phía trước hai bên chái Đông Tây đặt chuông trống đánh lễ hằng ngày; Ảnh: Journeys in Hue.

Không gian giữa là không gian chính để thờ Phật. Đây là khu vực bố trí hệ thống tượng thờ Phật và các vị thánh. Trong đó Án cao nhất thờ phật Tam Thế gồm: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Ảnh: Journeys in Hue.

Không gian giữa là không gian chính để thờ Phật. Đây là khu vực bố trí hệ thống tượng thờ Phật và các vị thánh. Trong đó Án cao nhất thờ phật Tam Thế gồm: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Ảnh: Journeys in Hue.

Hai bên không gian giữa chùa thờ Quan Thánh và Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: Journeys in Hue.

Hai bên không gian giữa chùa thờ Quan Thánh và Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: Journeys in Hue.

Ảnh: Journeys in Hue.

Ảnh: Journeys in Hue.

Không gian cuối gọi là “hậu tổ”, nơi thờ các vị tổ khai sơn và chủ trì đã khuất.

Không gian cuối gọi là “hậu tổ”, nơi thờ các vị tổ khai sơn và chủ trì đã khuất. "Hậu tổ” cách không gian giữa một bức tường. Bàn thờ tổ nằm ở gian giữa kèm theo long vị, 2 bên là 2 án thờ hương linh, các vị đạo hữu có công đức với chùa. Ảnh: Journeys in Hue.

Ảnh: Journeys in Hue.

Ảnh: Journeys in Hue.

Tháng 3/2011, Chùa Thiện Khánh được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Tỉnh theo Quyết định số 608/QĐ-UBND. Ảnh: Journeys in Hue.

Tháng 3/2011, Chùa Thiện Khánh được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Tỉnh theo Quyết định số 608/QĐ-UBND. Ảnh: Journeys in Hue.

Thăm ngôi chùa, chúng ta như sững lại trước một ngôi chùa cổ rất nhỏ, nhưng đằng sau là những đường nét, cách bài trí và họa tiết truyền thống đầy tinh tế và tỉ mỉ. Một không gian được bài trí cẩn mật, chu toàn để giữ gìn nét nghiêm trang chốn tâm linh thờ tự. Ảnh: Journeys in Hue.

Thăm ngôi chùa, chúng ta như sững lại trước một ngôi chùa cổ rất nhỏ, nhưng đằng sau là những đường nét, cách bài trí và họa tiết truyền thống đầy tinh tế và tỉ mỉ. Một không gian được bài trí cẩn mật, chu toàn để giữ gìn nét nghiêm trang chốn tâm linh thờ tự. Ảnh: Journeys in Hue.

Chùa David Beckham ở Thái Lan độc đáo và kỳ lạ

loading...