Kiến thức

Chuông Nhật Tảo - Bảo vật vô giá 1000 năm lịch sử

Thứ hai, 01/10/2021 12:56

Chuông Nhật Tảo đúc năm 984, được lưu giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm - Hà Nội). Bài minh trên chuông là nguồn sử liệu quý giá về thời kỳ đầu tự chủ của dân tộc, giúp nghiên cứu lịch sử làng xã, tôn giáo của Hà Nội ở thế kỷ X.

Chuông Nhật Tảo - hiện được đặt tại di tích đình Nhật Tảo, Hà Nội - là cổ vật độc bản duy nhất ở thế kỷ X cho đến nay có hình dáng độc đáo, khác biệt so với hệ thống chuông chùa ở Việt Nam.

Chuông đã được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa, lịch sử ở Việt Nam. Chuông Nhật Tảo là cổ vật độc bản duy nhất ở thế kỷ X cho đến nay có hình dáng độc đáo, khác biệt so với hệ thống chuông chùa ở Việt Nam.

Họa tiết trang trí trên thân chuông thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Bài minh trên chuông có thể coi là một trong những sử liệu chữ viết sớm nhất của thời kỳ tự chủ trong lịch sử dân tộc được biết cho đến nay.

Chuông Nhật Tảo có trọng lượng 6kg, kích thước cao 32cm, đường kính miệng 19cm, cao quai chuông 7cm. Chuông còn nguyên vẹn dù có tuổi đời hàng ngàn năm.

Chuông được đúc theo lối thượng thu hạ thách (trên thon, dưới nở). Quai chuông đúc nổi đôi thú (giống như Ly Thủ) đấu lưng vào nhau, uốn cong tạo thành núm treo chuông.

Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên nhưng không phải là hồ lô như trên các quai chuông sau này.

Chuông Nhật Tảo được xem là quả chuông duy nhất có niên đại từ thế kỷ X còn thấy ở Việt Nam.

Chuông Nhật Tảo được xem là quả chuông duy nhất có niên đại từ thế kỷ X còn thấy ở Việt Nam.

Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày. Thân chuông được phân cách bởi 5 đường đúc nổi ngang dọc, tạo thành 8 ô, phần trên là 4 ô hình thang đứng, phần dưới là 4 ô hình chữ nhật. Nằm giữa 5 đường đúc nổi nêu trên là 4 núm gõ (để đánh chuông), núm tròn tạo hình bông hoa nở, xung quanh có 12 cánh hoa.

Phần trên của mặt ngoài chuông khắc chìm chữ Hán theo lối chữ chân, còn khá rõ phủ kín cả 4 ô hình thang và khoảng trống giữa những đường đúc dọc (gồm 27 cột, 211 chữ).

Chuông có bản văn viết hay còn gọi là bản minh văn xuất xứ từ năm 948 rất cụ thể, là nguồn sử liệu chân thực, ý nghĩa đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu xã hội người Việt thời tự chủ, tái hiện một phần đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của Việt Nam dưới thời Tiền Ngô (Ngô Quyền).

Cố giáo sư Hà Văn Tấn từng phiên âm và dịch nghĩa những chữ trên chuông Nhật Tảo là: “Thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, vào ngày 29 tháng 4 năm Mậu Thân (9/6/948) các đệ tử Vô pháp môn thuộc hai phái Đạo giáo và Nho giáo, từ trong năm Giáp Thìn (944) đã chung nhau góp tiền vẽ một bức tranh Thái Thượng tam tôn. Chưa đến năm, lại làm 6 phướn báu thứ quan, xong làm cỗ chay hoàn tất. Nay lại cùng đưa việc mua một quả chuông báu, nặng 15 cân để cúng dàng mãi mãi.”

dinh-nhat-tao-a5

Ông Nguyễn Lâm Thao, 84 tuổi, Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo cho biết: “Chuông Nhật Tảo được đúc năm 984 thời Ngô Quyền. Chuông có kích thước nhỏ nhưng mang giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn. Ở đình Nhật Tảo, ngoài bảo vật chuông cổ ra, hiện còn 26 sắc phong của các đời vua, trong đó 21 sắc phong đã được các cơ quan chức năng công nhận, sắc phong đầu tiên có niên đại năm 634. Nội dung các sắc phong ca ngợi Thành hoàng làng là Thái tể thượng tướng Trần Nguyên Trác (con thứ hai của Vua Trần Minh Tông) được Vua phong điền, lập ấp Tảo Điền, nay là làng Nhật Tảo”.

Các bậc cao niên ở Nhật Tảo cho biết: Năm 1952, thực dân Pháp từng chiếm Đình làm chỗ ở cho lính tập nhảy dù ở bãi ngược sông Hồng. Thời gian này dân làng phải chuyển toàn bộ đồ thờ, tế lễ ở Đình (trong đó có quả chuông) ra văn chỉ của làng để thờ cúng. Năm 1954 khi Hà Nội giải phóng, lính Pháp rút, Đình sử dụng làm trường học, từng là nơi đào tạo các học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Sau đó lại dùng làm kho của Hợp tác xã thôn Đại Thắng, xã Nhật Tảo, đến năm 1990 mới giao lại cho các cụ cao tuổi trong thôn quản lý.

dinh-nhat-tao-a7

Bài minh nhắc đến năm Giáp Thìn (944) cũng là năm Ngô Quyền mất, cho thấy thời kỳ đó, tuy Ngô Quyền đã giành lại nền độc lập và xưng vương, nhưng vẫn chưa lập niên hiệu.

Bản minh văn giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử làng xã, tôn giáo, đặc biệt là Đạo giáo trong đời sống tâm linh của người Việt ở thế kỷ X. Đây cũng là tài liệu hiện vật đầu tiên và duy nhất cho đến nay thể hiện mối quan hệ song hành giữa Đạo giáo và Phật giáo trong đời sống tâm linh của người Việt vào thời Lý-Trần.

Minh văn trên quả chuông còn giúp các nhà nghiên cứu biết rằng tổ chức hành chính xã-thôn-huyện xuất hiện ở Việt Nam khá sớm (xã ở đây vừa là một tổ chức tôn giáo, đồng thời là một đơn vị hành chính), cùng với đó là những chức danh Đạo giáo vào thế kỷ thứ X.

Minh văn khắc trên thân chuông Nhật Tảo.

Minh văn khắc trên thân chuông Nhật Tảo.

Tại đình Nhật Tảo, ngoài bảo vật chuông cổ ra, hiện còn 26 sắc phong của các đời vua, trong đó 21 sắc phong đã được các cơ quan chức năng công nhận, sắc phong đầu tiên có niên đại năm 634. Nội dung các sắc phong ca ngợi Thành hoàng làng là Thái tể thượng tướng Trần Nguyên Trác (con thứ hai của Vua Trần Minh Tông) được Vua phong điền, lập ấp Tảo Điền, nay là làng Nhật Tảo.”

Hằng năm, nhân dân làng Nhật Tảo vẫn trang trọng tổ chức giỗ Tổ đình (tháng 9), Lễ hội làng vào ngày 11, 12/2 âm lịch.

Vào dịp này chuông cổ Nhật Tảo được rước để tưởng nhớ tới Thành Hoàng làng, đồng thời giúp nhân dân và du khách gần xa hiểu hơn về làng Nhật Tảo - vùng đất cổ có chiều dài hơn 1000 năm lịch sử của Hà Nội.

Ngày 26/6/2020, nhân dân làng Nhật Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã vinh dự đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận quả chuông đình Nhật Tảo là bảo vật quốc gia (theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Một số hình ảnh về bảo vật Chuông Nhật Tảo:

Chi tiết linh vật trên phần cao nhất của chuông Nhật Tảo.

Chi tiết linh vật trên phần cao nhất của chuông Nhật Tảo.

dinh-nhat-tao-a11
dinh-nhat-tao-a12
a1-5-1-0008
Quai để treo là hình ảnh con rồng cuốn, riêng quả chuông này quai lại là hai con thú có sừng đấu vào nhau, tạo thành núm treo chuông.

Quai để treo là hình ảnh con rồng cuốn, riêng quả chuông này quai lại là hai con thú có sừng đấu vào nhau, tạo thành núm treo chuông.

Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông, tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.

Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông, tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.

Đình Nhật Tảo do các họa sinh ngành mỹ thuật chụp năm 1958.

Đình Nhật Tảo do các họa sinh ngành mỹ thuật chụp năm 1958.

Ngày 26/6/2020, nhân dân làng Nhật Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã vinh dự đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận quả chuông đình Nhật Tảo là bảo vật quốc gia (theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 26/6/2020, nhân dân làng Nhật Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã vinh dự đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận quả chuông đình Nhật Tảo là bảo vật quốc gia (theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Tiếng chuông ngân vang trong mùa dịch

loading...