Chùa Việt

Chuyện tấm bia mòn chữ ở chùa An Thạnh Linh

Thứ sáu, 09/11/2020 08:46

Chùa An Thạnh Linh ở thị trấn Hòa Bình, Bạc Liêu có lịch sử khá dài so với các ngôi chùa trong tỉnh, kiến trúc bề thế, diện tích đất khá rộng, thảm thực vật hoa cảnh được chăm chút tươi xanh quanh năm.

Linh Bửu Tự: Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược

DSC02853
DSC02851

Qua kênh đào, vào cổng chùa, bên hữu chính điện có các tháp nơi an nghỉ bậc khai sơn. Bên ngoài rào chắn ngôi tháp lớn nhất ở vị trí giữa, có một tấm bia cũ mòn vẹt chữ, có thể xem là chứng tích xưa nhất còn lại qua bao lần trùng tu và xây dựng mới.

Bia đá đã có màu đen của thời gian, phẳng lì ở nơi lẽ ra đầy đủ chứa thông tin nội dung. Duy chỉ còn lại bên trên hoa văn hằn nổi rõ – thuộc về nguyên gốc ngày cũ.

Người viết cẩn trọng dung nước lau rửa bia bên tháp mộ bậc khai sơn tạo tự, tần ngần nghĩ về bước đi của thời gian và câu trong kho tang dân gian Việt: “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm…”, theo nghĩa đen, quả thực bia mòn vì bởi “trăm năm”.

Tiếng chuông chùa ở Trường Sa - Những cột mốc tâm linh chủ quyền

Ở bàn nước, người viết được nghe Sư Cô Thích Nữ Như Huệ, trụ trì đương nhiệm chùa An Thạnh Linh, trao đổi về quá trình tiếp nhận, trùng tu, bảo vệ ngôi chùa. Quý Ni hỏi một câu khiến tôi nghĩ hoài: “Chú xem, khoa học ngày nay có cách chi phục dựng nguyên tác nội dung văn tự trên bia đã mòn kia không?”

Bằng cách nghiên cứu sâu tàng thư khảo cổ văn hóa, lịch sử đại phương, vùng; nghiên cứu nội dung liên quan trên các tháp mộ, lịch sử Phật giáo và ngôi chùa An Thạnh Linh, các chuyên gia có thể tiếp cận nông sâu giá trị tấm bia cũ mòn kia, về mốc thời gian tạo dựng, nội dung nguyên ngữ chữ Hán và nghĩa tiếng Việt, phân tích diễn giải…

DSC02852

Tuy nhiên, chuyện “phục dựng”, khôi phục lại nội dung văn tự trên bia, là không thể dù bởi công nghệ gì. Trăm năm bia đá thì mòn… Đấy là một tất yếu.

Nhưng, nghìn năm bia miệng vẫn còn “tàng thư” văn hóa trong dân gian vùng, trong dân cư, bậc cao niên, phi văn tự, vẫn lưu truyền rõ rệt buổi đầu lập chùa, bậc hiền nhân minh triết và đạo hạnh, giác ngộ viên mãn, đã gây dựng ngôi già lam An Thạnh Linh ra sao, sự tu học và viên tịch…

Tùy bút: Chùa Pháp Sơn với cổng trời trên đất lành

Như vậy đó, khi hành hương vãn cảnh các ngôi chùa, bạn luôn luôn trải nghiệm tâm linh thấm nhập vào chân lý của Đức Phật tùy căn duyên, từ lời pháp, phương tiện vật chất của ngôi chùa, bề sâu lịch sử cơ sở Phật giáo cụ thể, và những điều khó chứng minh hay phân tích cách thông thường, thuộc về mầu nhiệm. Mỗi ngôi chùa có những di vật của thời gian, người đi trước, bạn “đọc” được cuộc sống ngày cũ, thuộc về văn hóa và cả những giá trị bên ngoài kinh kệ. Tấm bia cũ mòn và có màu đen trên mặt đá, vẫn hằn hoa văn phía trên, ở chùa An Thạnh Linh, xứng đáng được gìn giữ như di vật giá trị còn lại của An Thạnh Linh tự từ buổi đầu, và hơn thế, di vật thuộc lịch sử Phật giáo Bạc Liêu, của văn hóa đại phương.

Viếng chùa An Thạnh Linh ở Hòa Bình, Bạc Liêu, lễ Phật, đảnh lễ quý ni trụ trì và chư ni tu học an trú nơi đấy, bạn đừng quên đảnh lễ bậc khai sơn ở tháp mộ và suy ngẫm bên tấm bia đá cũ mòn…

Trăm năm bia đá thì mòn…

loading...