Góc nhìn Phật tử

Chuyện tu tiền

Chủ nhật, 07/07/2022 02:12

Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một đệ tử tại gia. Ông này thường đến than phiền rằng cha già của y, dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải làm việc kiếm tiền chứ không chịu tu hành gì ráo.

Một lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết :

- Nếu chuyện tu hành mà nảy tiền ra bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng !

Hôm nọ nghe xong nỗi băn khoăn của đệ tử, thiền sư Bạch Ẩn bảo :

- Chiều nay con hãy về bảo với cha con rằng Hòa thượng Bạch Ẩn bận việc quá nên không thể tu hành như ý. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ 10 chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người trung hậu làm ăn sòng phẳng để kí giao kèo trao đổi. Người làm mướn có thể lĩnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được.

Đệ tử y lời, trở về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây quả là một công chuyện làm có ăn hẳn hỏi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài 10 chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ biếu không Hòa thượng hai xâu nữa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tâm bình an, tiền tài cũng chẳng mua được

Giao kèo đã kí kết, ông cụ cứ đến chùa lãnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thì giờ, cụ thể dồn hàng tuần mới lĩnh.

Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lĩnh tiền.  Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật … mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin cho Hòa thượng hay.

Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già dáng ngồi có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an.

Hòa thượng nói khẽ với người con, nhẹ như một hơi gió thoảng :

« Cha con đã nhập định ».

… Thiền sư đã dạy thiền cho ông cụ bằng cách ấy.

“Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm”

Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. Ảnh Vũ Gia Hà

Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. Ảnh Vũ Gia Hà

Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940, Hà Nội), được nhiều người biết đến là nhà thơ dân gian. Những câu thơ giản dị của ông từ lâu đã ngấm ngầm đi vào trí nhớ người đọc, bởi sự dễ thuộc, dễ hiểu. Thơ ông nhiều giọng điệu, khi thì nghiêm túc, khi thì cười cợt. Nhưng “xương sống” của thơ Nguyễn Bảo Sinh là triết lý Đạo Phật. Những câu thơ của ông luôn khiến người đọc phải đào sâu suy tư theo lối “buông xả”, “hài hước hóa” cuộc sống. 

Nguyễn Bảo Sinh mạnh nhất ở thể thơ lục bát. Có lẽ vì thế mà thơ ông có nhiều người thuộc, ngoài tính triết lý dễ cảm, đương nhiên ở đây còn phụ thuộc vào tài năng của ông. Ngoài đời, Nguyễn Bảo Sinh có lối sống thật khác, ông làm kinh doanh chó cảnh, làm khách sạn cho chó mèo, tổ chức thi hoa hậu cho chó mèo. Được biết, ông từng học sư phạm, học sân khấu điện ảnh, nhưng cuối cùng lại không hành nghề từ ngành học.

loading...