Kiến thức

Công đức hiến máu

Thứ năm, 22/09/2022 09:45

Thức ăn mình ăn vô biến thành máu rất là quý mà mình rút máu ra để hiến máu nhân đạo. Cơ hội đó, công đức đó không thua Ngài Sivali. Nên vì vậy người nào đã từng hiến máu nhân đạo trong đời, cái phước được tồn tại nhiều kiếp.

Khi Ngài Sivali đã thành A La Hán. Vào một ngày Ngài đi khất thực, người ta cúng cho Ngài thức ăn rất ngon. Sau khi ôm bình bát đầy, Ngài đến gốc cây và ngồi xuống ăn.

Ăn xong Ngài ngồi nghỉ. Ngài ăn xong hết rồi thì có một con chó đói chạy tới. Con chó này nghe thấy mùi thức ăn trong bát nó vẫy đuôi, lè lưỡi. Mà bụng nó gầy trơ xương, lông rụng gần hết, vú nó lòi ra. Tức là nó cho con nó bú mà nó không đủ sữa, nó quá đói quá kiệt sức.

Lúc đó Ngài nhìn thấy, Ngài xót thương, Ngài ép hơi, Ngài vận lực để ói hết thức ăn ra trở lại để cho nó ăn, để hy vọng nhờ vậy nó đủ sữa để cho con nó bú. Lòng ngài Sivali là như vậy. Bây giờ còn có ai dám làm điều đó không? Có. Bây giờ có nhiều người còn làm hay hơn nữa - Hiến máu nhân đạo. 

Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo theo quan điểm Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thức ăn mình ăn vô biến thành máu rất là quý mà mình rút máu ra để hiến máu nhân đạo. Cơ hội đó, công đức đó không thua Ngài Sivali. Nên vì vậy người nào đã từng hiến máu nhân đạo trong đời, cái phước được tồn tại nhiều kiếp.

Thời xưa thì không có hiến máu nhân đạo, nếu thời xưa mà có hiến máu nhân đạo thì Ngài Sivali rút máu sạch, cho hết quá.

Như bây giờ kĩ thuật khoa học tối tân nên ta có cơ hội để hiến máu nhân đạo, cho nên người nào cảm thấy mình hơi bề bộn thì nên hiến máu nhân đạo cũng là cách làm phước rất là tốt.

loading...