Góc nhìn Phật tử

Cụ ông bị chém 17 nhát: Những vết dao đứt tình ruột thịt

Chủ nhật, 27/04/2020 10:05

Mới đây, liên quan đến sự việc cụ ông 74 tuổi bị con cháu chém 17 nhát khiến bất kỳ ai cũng phải bàng hoàng và đặt ra câu hỏi đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ hiện nay có đang bị xuống cấp trầm trọng?

Clip người phụ nữ đánh mắng cụ già 'Chết sớm đi': Chữ hiếu ở đâu?

Cụ thể vụ việc được báo chí phản ánh liên quan đến cụ Đoàn Tám (74 tuổi, ở xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) "tố" bị con cháu dùng dao gây hàng chục vết thương trên vùng đầu mặt do tranh chấp đất. 

Theo thông tin đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, cụ Tám thừa nhận do quá bức xúc vì bị chửi bới thường xuyên nên cầm dao gây thương tích cho con trước, dẫn đến việc cháu ruột dùng dao "băm vằm" 17 nhát trên mặt.

Cụ Đoàn Tám với chi chít các vết thương trên vùng đầu, mặt nhưng may mắn chỉ ở phần mềm - Ảnh: DUY THANH

Cụ Đoàn Tám với chi chít các vết thương trên vùng đầu, mặt nhưng may mắn chỉ ở phần mềm - Ảnh: DUY THANH

Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, hình ảnh cụ Tám đã có hàng chục ngàn lượt tương tác và chia sẻ. Đa số các ý kiến đều vô cùng phẫn nộ với hành vi này đối với cụ Tám. Dù chưa rõ cụ thể bản chất vụ việc diễn ra giữa cụ Tám và con cháu nhưng việc cụ Tám bị chém nhiều nhát khiến dư luận không khỏi xót xa, phẫn nộ và khiến chúng ta suy ngẫm về đạo làm con của mình đối với cha, mẹ....

Theo quan điểm của Phật giáo, nếu hiếu thảo được xem như đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội (tội nặng). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc. Đức Phật dạy, người con biết hiếu thảo chẳng những đáp đền được công ơn cha mẹ mà còn tạo được nhiều phước báo cho mình nhờ những việc làm hiếu thảo đối với cha mẹ. 

Nếu hiếu thảo được người đời ngợi khen, được bậc Thánh khuyến khích và đem lại nhiều phước báo cho người con, thì bất hiếu bị người đời chê trách, lên án, kết tội. Hành vi bất hiếu cũng khiến người con mất đi nhân phẩm, đạo đức và bị tổn giảm phước báo, tùy mức độ bất hiếu mà tổn giảm phước báo nhiều hay ít, thậm chí tạo thành nghiệp cực ác dẫn đến địa ngục, đọa xứ. Hiếu thảo và bất hiếu đều không nằm ngoài phạm vi nhân quả.

Phật dạy:

Thế gian hết thảy trai gái lành

Ân cha mẹ nặng như núi lớn

Phải nên có tâm hằng hiếu kính

Biết ân báo ân là thánh đạo

Nếu người chí tâm cúng dường Phật

Và người chí tâm hiếu dưỡng

Cả hai người này phước như nhau

Ba đời thọ báo cũng vô cùng.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi.

Đây là lời dạy của Đức Phật trong kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy tất cả những người con trai con gái gọi là lành thiện trong thế gian, ân cha mẹ nặng như núi lớn. Ca dao Việt Nam cũng có câu:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Mỗi người chúng ta có mặt trên cõi đời này là nhờ vào tinh cha huyết mẹ. Mẹ cưu mang chín tháng mười ngày, nặng nhọc như đội núi, ngày đêm như bệnh nặng. Khi sanh nở thì gan ruột như bị xé rách đau đớn mê man, nên ơn sinh thành của cha mẹ kể sao cho xiết.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi.

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Điều này khi ai đã trải qua mới thấy thấm thía. Không có mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẵm bồng chăm sóc chúng ta? Không có cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta?

Cha mẹ đón nhận chúng ta vô điều kiện dù chúng ta thành công hay thất bại, dù chúng ta hạnh phúc hay khổ đau. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm cho đi bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của chúng ta?

Cho nên việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là trách nhiệm và bổn phận của người làm con, mà đó là một sứ mệnh thiêng liêng. Dù nỗ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ thật rất khó mà đáp đền.

loading...