Góc nhìn Phật tử

Đi qua những bình minh

Chủ nhật, 12/04/2020 12:57

Chiều tà, ngồi trong thư phòng, soạn lục lại những cuốn sách mà Sư phụ đã ấn hành để tranh thủ trong những ngày rảnh rỗi, tìm đọc và chiêm nghiệm lại những lời dạy thiết thực ấy. Lạ lắm, chùa hôm nay vắng thưa người hơn mọi lúc.

Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly

Không khí yên tĩnh đến lạ, chắc có lẽ do sự hạn chế tập trung đông người bởi tình hình dịch cúm Covid-19 hiện tại.

Hớp một chung trà nóng, tròn vị, thấm nhuần tình thân và lòng biết ơn. Ngước về phía góc kệ sách, tình cờ tôi bắt gặp một quyển sách nằm lẻ loi với nhan đề Giọt Nước Mắt Thầy Tu của tác giả là Hòa thượng Trí Như, cố trụ trì chùa Linh Sơn, Anh quốc. Lúc này, những kỷ niệm trong những chuyến hoằng pháp tại Anh quốc lại ùa về trong tôi. Nước Anh, bao lần đến bao lần đi, là cả một chặng đường với những cung bậc cảm xúc khác nhau đối với tôi.

Còn nhớ như in, sau chuyến bay dài hơn mười ba giờ đồng hồ khá mệt mỏi, làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành lý xong, tôi chậm rãi rảo bước ra bên ngoài, dừng lại hít một hơi thật sâu, dài, và thở thật chậm để cảm nhận sự có mặt của mình trong giây phút hiện tại. Mọi thứ xung quanh dường như cũng trôi đều chậm rãi. Từng dòng người qua lại, nhưng vẫn không thấy sự huyên náo như ở những sân bay mà tôi từng đặt chân đến. Cảm giác thật thân quen như về chính ngôi nhà của mình. Phía xa, những cánh tay vẫy gọi để chào đón kèm những bó hoa tinh khiết tươi đẹp. Đó chính là những người thương, từng gắn bó với tôi trong những lần đến Anh để hướng dẫn Phật pháp. Đôi khi, vài cử chỉ thân tình như hỏi thăm, chắp tay, hay nét cười duyên dáng cũng đã toát lên được cái tình người ở xứ trời Âu này, làm tôi cảm thấy thật ấm lòng.

Chiều tà, ngồi trong thư phòng, soạn lục lại những cuốn sách mà Sư phụ đã ấn hành để tranh thủ trong những ngày rảnh rỗi, tìm đọc và chiêm nghiệm lại những lời dạy thiết thực ấy. Lạ lắm, chùa hôm nay vắng thưa người hơn mọi lúc. Ảnh minh họa.

Chiều tà, ngồi trong thư phòng, soạn lục lại những cuốn sách mà Sư phụ đã ấn hành để tranh thủ trong những ngày rảnh rỗi, tìm đọc và chiêm nghiệm lại những lời dạy thiết thực ấy. Lạ lắm, chùa hôm nay vắng thưa người hơn mọi lúc. Ảnh minh họa.

Cuộc sống trong chùa mùa virus corona

Từ sân ga về đến chùa cũng chừng khoảng hơn một giờ xe chạy, mọi người tranh thủ cùng hàn huyên, tâm sự chuyện đời, chuyện đạo, những thăng trầm trong cuộc sống, và nhờ tôi tháo gỡ những bế tắc và vướng mắc. Đôi lúc, tôi phải cười đùa thật to và thốt lên rằng: “Thôi dừng lại được rồi đấy các bà Tám, bà Chín…”. Thật ra, đây là cơ hội để bản thân mình tập lắng nghe được nỗi niềm của những người xa xứ đã vài chục năm. Bao muộn phiền lâu nay chất chứa trong lòng, mà họ chưa tìm được ai để trút bầu tâm sự. Đôi khi, con người ta thường thích nói hơn là nghe. Để lắng nghe một cách trọn vẹn, đòi hỏi người lắng nghe phải có một nội lực thật lớn, mới đủ sức “chuyển rác thành hoa”.

Thực tập theo hạnh của một vị Bồ-tát quả thật là khó. Phải biết lắng nghe những điều phải, điều quấy, để rồi thâu nhận và chuyển hóa. Đây cũng là một loại rác rưởi (phiền não). Nếu mình không làm một thùng rác thủng đáy, thì bao nhiêu rắc rối, bực tức, mình sẽ là người gánh lấy. “Tầm thanh cứu khổ” mà ta thường nghe, chính là biết lắng nghe tiếng khổ của chúng sanh để kịp thời cứu khổ ban vui. Đây là một hạnh nguyện vĩ đại, mà Phật giáo Bắc truyền thường xưng tụng qua hình ảnh của đức Bồ-tát Quán Thế Âm.

Thực tập theo hạnh của một vị Bồ-tát quả thật là khó. Ảnh minh họa.

Thực tập theo hạnh của một vị Bồ-tát quả thật là khó. Ảnh minh họa.

Chùa Giám - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

Người Anh từng tự hào rằng “mặt trời chưa bao giờ lặn ở nước Anh”. Họ sẽ luôn ngắm được bình mình ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Bởi lẽ, nơi này được xem là nhiều thuộc địa nhất thời bấy giờ. Lúc này, thời tiết khá dễ chịu và mát mẻ. Do chưa thích nghi giờ giấc nên cơ thể vẫn còn mệt. Nhìn cảnh vật bên ngoài không có gì thay đổi hơn so với những lần trước đây, có chăng một số con đường đang sửa chữa nên giao thông hơi ùn tắc. Cuối cùng, chúng tôi cũng về đến chùa. Cảm giác gần gũi và thân quen, đến nỗi trong đầu chợt nhớ đến bài hát mà Sư ông Làng Mai sáng tác:

“Đã về, đã tới, bây giờ, ở đây

Vững chãi, thảnh thơi, quay về nương tựa

Nay tôi đã về, nay tôi đã tới

An trú bây giờ, an trú ở đây.

Vững chãi như núi xanh

Thảnh thơi dường mây trắng

Cửa vô sanh mở rồi

Trạm nhiên và bất động”.

Ánh sáng cuối ngày xuyên qua cửa sổ, chung trà vẫn còn nghi ngút khói bay như mang đầy đủ hương vị an lạc giữa cuộc đời. Bừng tỉnh, tôi liền trở về với thực tại…

> Xem thêm video: Lợi ích của giới luật:

loading...