Hỏi - Đáp

Đừng cố hiểu và thương

Thứ sáu, 27/08/2021 06:23

Đừng cố hiểu và thương. Bởi vì khi cố hiểu và thương thì nó không có thực, tức là mình cố tạo ra mối quan hệ cho tốt thì cái đó nó không có thực. Cái cách tốt nhất mà Đức Phật dạy đó là: mỗi người tự soi sáng lại mình, tự rõ biết mình.

Hỏi: Làm sao để huynh đệ hiểu nhau, thấy niềm đau nỗi khổ của nhau, có sự truyền thông tốt với nhau để trong trái tim mỗi thành viên với nhau có một tình thương thực sự. Vấn đề không phải chỉ đúng - sai, thương - ghét mà có sự giao thoa cảm thông thương yêu lẫn nhau. Con xin cảm ơn sư ông ạ?

Đáp: Đừng cố hiểu và thương. Bởi vì khi cố hiểu và thương thì nó không có thực, tức là mình cố tạo ra mối quan hệ cho tốt thì cái đó nó không có thực. Cái cách tốt nhất mà Đức Phật dạy đó là: mỗi người tự soi sáng lại mình, tự rõ biết mình. Chỉ có khi nào một người mà tự rõ biết mình, biết cảm thông với chính mình, biết mình đúng sai như thế nào thì khi đó mới có thể hiểu và thương người khác. Còn nếu mình cứ cố hiểu và thương người khác mà trong khi đó bản thân mình mà mình không hiểu và thương chính mình thì đó chỉ là một sự kết hợp, một mối quan hệ gượng gạo.

Mỗi người đều sống đúng thì tự nhiên sự kết nối nó sẽ trở nên tốt đẹp và sự kết nối đó sẽ gọi là sự tương giao chứ ko phải là mối quan hệ, không phải là tạo mối quan hệ.

Mỗi người đều sống đúng thì tự nhiên sự kết nối nó sẽ trở nên tốt đẹp và sự kết nối đó sẽ gọi là sự tương giao chứ ko phải là mối quan hệ, không phải là tạo mối quan hệ.

Bao dung là tiền đề để hiểu nhau

Có một câu chuyện như thế này: Có hai cha con nhà nọ đang biểu diễn một gánh xiếc. Hai người đang biểu diễn thăng bằng trên 1 sợi dây, thì lúc đó Đức Phật đi ngang qua. Đầu tiên, Ngài hỏi người cha: ông làm thế nào mà ông biểu diễn với con ông cho tốt, thì người cha đáp: con để ý đến thăng bằng của con con. Đức phật hỏi người con thì người con đáp: con chỉ biết giữ thăng bằng cho chính mình thôi. Thì lúc đó Đức Phật khen người con, nói như vậy là đúng. Bởi vì thực ra trong khi biểu diễn chỉ cần biết mình có thăng bằng hay không thôi chứ đừng có quan tâm đến người khác, nếu mình quan tâm đến người khác là lúc đó mình đang quên mất phải thăng bằng chính mình rồi.

Một chuyện khác cũng như vậy: trên máy bay người ta mới nói rằng là khi để mặt nạ dưỡng khí phải để cho mình trước rồi sau đó mới giúp cho trẻ em hoặc những người khác. Còn nếu mình lo giúp cho người khác mà mình quên đi mặt nạ của mình thì mình bị ngộp trước.

Thành ra cái nguyên lý tốt nhất là khi mỗi người trở về soi sáng lại chính mình, điều chỉnh hành vi nhận thức của chính mình một cách tốt đẹp thì tự nhiên mọi chuyện đều hài hòa.

Có 1 ví dụ bùn cười chút xíu: mình trồng mấy cái cây gần nhau, thật ra cây nào nó sống thì nó cứ tự nó nó sống thôi, nó cứ tùy theo hoàn cảnh xung quanh để nó sống được thôi vì thế cho nên những cây đó không hề có gây gổ với nhau, cũng chẳng thương hay cũng chẳng ghét nhưng mà nó sống rất hài hòa với nhau. Tại vì cây nào cũng mạch cây đó sống thì cây nào cũng sống tốt . Chứ còn bây giờ nếu mà cây xoài lo gây nhau hoặc quan tâm cây ổi, thương cây ôi mà quên mình thì chính nó chết mất chứ làm sao sống được mà nó cũng không thể hài hòa với cây ổi. Nó cứ sống đúng với bản chất của chính nó thì nó sẽ hài hòa với các cây khác trong vườn.

Đó là nguyên lý sống chung. Tất nhiên là có Lục Hòa, Tứ Nhiếp ( Đức Phật cũng đã có nói). Tuy nhiên Lục Hòa, Tứ Nhiếp là để khi mà ứng với bên ngoài, ứng với người chung quanh mình thôi, còn cái chính vẫn là soi sáng rõ biết mình. Khi mà soi sáng rõ biết mình thì chỉ cần mỗi người thấy ra được những cái sai những cái xấu những cái che lấp trói buộc, để loại đi cái sai cái xấu cái che lấp trói buộc của mình thì mỗi người đều tốt hết thì không cần phải cố hiểu và thương gì cả thì nó cũng cứ tốt. Chứ làm sao mình hiểu người khác được, khó mà hiểu người khác lắm. Cố hiểu người khác thì lí trí nó sẽ mệt thôi!

Mà thực ra cũng ko cần thương ai cả, chỉ cần mình không ghét, không hại người khác là được chứ không cần phải thương, không cần phải tạo 1 sự kết nối. Mà mỗi người đều sống đúng thì tự nhiên sự kết nối nó sẽ trở nên tốt đẹp và sự kết nối đó sẽ gọi là sự tương giao chứ ko phải là mối quan hệ, không phải là tạo mối quan hệ. Khi mình cố hiểu và thương nghĩa là mình đã tạo mối quan hệ.

Còn ở đây, mọi người đều độc lập nhưng mỗi người đều sống đúng tốt thì tự nhiên mọi người đều tốt. Khi mình để ý đến người khác thì mình rất dễ quên mình.

Có 3 điều làm mình dễ quên mình đó là: mình bị quá khứ chi phối, bị tương lai chi phối và bị bên ngoài chi phối, làm cho mình quên mình. Cho nên mình đừng bị chi phối bởi cái tập thể, mình cứ sống trọn vẹn tỉnh thức với chính mình thôi thì tự nhiên mọi người sẽ tốt đẹp và có một sự tương giao hài hòa vô điều kiện. Còn bây giờ mình cố hiểu và thương một người mà người đó không chịu hiểu và thương người đó mà còn gây khó khăn thì lúc đó mình cũng mệt. Mối quan hệ tốt đẹp khi mình hiểu và thương thì mình có tạo mối quan hệ tốt đẹp nhưng khi mình tự soi sáng lại mình để mà điều chỉnh lại mình cho đúng tốt thì lúc đó có một sự tương giao tốt đẹp chứ không phải là cố tạo một mối quan hệ tốt đẹp.

Giảng Pháp: Hòa thượng Viên Minh

Chép Pháp: Mai Hà

loading...