Góc nhìn Phật tử

Đừng hành động thiếu trí tuệ

Chủ nhật, 05/11/2022 03:03

Hiện nay, trên các phương tiện mạng xã hội đang có một phong trào “đi bắt sư khất thực giả” do các cá nhân thực hiện nhằm mục đích kiếm tiền trên mạng và câu like, câu view. 

Audio
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đứng ở góc nhìn và cá nhân của tôi là một người cư sĩ Phật tử tôi thấy cần lên án vấn đề sống ảo thiếu đạo đức này.  

Kính thưa quý Phật tử, từ ngàn xưa cho đến nay, Chánh Mạng của người Tỳ kheo là việc đi khất thực và tặng lại cho đời Giáo Pháp cao quý của Đức Phật. Từ “Bhikkhu” phiên âm Bis-su được Phật dành để gọi những bậc xuất gia với ý nghĩa “người ăn xin”, hoặc Bà-la-môn hay Brahmin nghĩa là “Người cao quý”. Vì là người xuất ly khỏi thế gian và muốn gieo duyên cho chúng sinh có thiện căn, duyên lành với Phật Pháp mà hết thảy Ba đời Mười phương Chư Phật đều thực hành Chánh Mạng là khất thực để tạo phước điền cho chúng sinh và mở ra cánh cửa Bất tử cho Nhân loại, do đó mà việc đi khất thực của chư vị Tỳ kheo mang tính chất “bất cần và thanh thản” như đúng trong Bát Chánh Đạo mà Phật dạy. 

Bất cần và thanh thản ở đây nghĩa là gì:

Tất nhiên là sẽ không lấy của không cho. Không thọ nhận phẩm vật cúng dường khi mà lòng tín chủ không hoan hỷ. Không thọ nhận phẩm vật hay thức ăn cúng dường khi mà Tín chủ không tôn trọng mình…Và tới ngày hôm nay, trong thời đại kinh tế và đời sống vật chất con người đã khá no đủ. Sự phát tâm của người cư sĩ , tín chủ lớn hơn, không cần đợi quý Thầy Cô đi tới xin mà tự Phật tử sẽ mang tứ sự tịnh tài tới cúng. Và vì sự an toàn của chư Tăng Ni trong việc có thể sẽ gặp tai nạn hoặc rủi ro giữa đường đi khất thực mà Giáo hội ta đã yêu cầu không cho phép đi khất thực nữa. Tuy nhiên, trong thực tế phát sinh ra hai vấn đề, thứ nhất là chùa nghèo, ít duyên với chúng sinh quá, xa thị tứ quá mà cũng không thể vỡ ruộng cày cấy hay cũng không thể làm nhang, bán tương…buộc người xuất gia phải rời chùa đi khất thực. 

Hai là giả dạng tu sĩ đi khất thực

Hiện nay, trên các phương tiện mạng xã hội đang nổ ra một phong trào “đi bắt sư khất thực giả” nhằm mục dích kiếm tiền trên mạng và câu like, câu view. 

Đứng ở góc nhìn và cá nhân của tôi là một người cư sĩ Phật tử tôi thấy cần lên án vấn đề sống ảo thiếu đạo đức này.

Ta xét đến người giả dạng tu sĩ đi khất thực. Khi gặp hình ảnh một người tu sĩ ôm bình bát đi khất thực, ta không biết vị ấy có phải là thật hay không. Tuy nhiên nếu là giả thì sẽ phải chịu sự chế tài của Pháp luật, của cơ quan chức năng có thẩm quyền chứ trên luật pháp, các cá nhân thực hiện hành vi chặng đường, bắt bớ, tra hỏi và đòi xuất trình giấy từ chứng nhận Tu sĩ của người khác là hoàn toàn trái với quy định và Hiến pháp của Nhà nước. 

Vấn đề đạo đức thứ hai, tuy nói việc khám phá, vạch mặt, buộc tội, lên án người giả tu sĩ để khất thực là việc làm đúng để tránh vì họ mà làm mất đi hình ảnh cao quý của bậc xuất gia và Tăng Chúng. Nhưng việc làm quá trớn của những Youtuber, Tiktoker lại là hành động vi phạm pháp luật, gây ra hành vi mất đạo đức, thiếu đi lòng từ bi của con người và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đáng nói, là hành động ấy đều bị hết thảy cộng đồng mạng chê trách và lên án. 

Thế nào là mất đạo đức? Vì những người tạo dựng tiếng tăm và kiếm sống trên sự nhục mạ người khác, làm mất đi lòng tự trọng, danh dự của người khác ta gọi là mất đạo đức, nhân cách của con người. 

Thế nào là thiếu lòng từ bi? Vì dù thật hay giả, thì trên bình diện con người với người, những người phải đi xin ấy, dù là ở hình thức nào, ta chỉ có quyền giúp hoặc không giúp, nhưng ta chớ nên phán xét và bình phẩm quá nhiều. Vì sao vậy? vì có một lúc nào đó, con người ta đã hết đường binh, không xoay vận ra tiền để sống được nữa, mà họ vẫn còn bản năng và ý chí sống, chưa muốn buông lơi cuộc đời này, họ đã chấp nhận mất đi lòng tự trọng để mà đi xin, và một cách biến tướng để có thêm nhiều người cho là đóng giả người xuất gia tu hành.

Việc các bạn Youtuber, Tiktoker chăm chăm nhắm vào những người Tu sĩ đi khất thực như vậy gây tổn phước rất nhiều. Vì sao? Vì ta có trường hợp thứ nhất. 

Ta nói lại, tuy là Giáo hội không cho phép Tăng Ni đi khất thực. Tuy nhiên về cái sự và cái lý, rất nhiều bậc xuất gia chân chính vẫn phải đi khất thực để sống và tu, phụng sự cho Đạo pháp và cho con người thì hoàn toàn đúng.

Vì lẽ đó là những bậc Chân tu đức độ, mà khi ta có suy nghĩ sai về họ, và hành động quá đáng với họ, cánh cửa súc sinh và địa Ngục bắt đầu mở ra. Nếu ta không sám hối thì chắc chắn ta sẽ rơi vào ác đạo sau khi chết. Hiện đời, người đã xúc phạm bậc chân tu rồi, thì phước sẽ mất, công đức lành mất. Họ bắt đầu làm bậy, nghĩ bậy, nói bậy và sẽ tạo ra nhiều việc làm xấu để mà xã hội lên án, xa lánh theo đúng nhân đúng quả. 

Bên cạnh người xuất gia phải đi khất thực vì nuôi chùa, thì vẫn có rất nhiều nơi quý thầy cô xuống đường khất thực vì muốn tái hiện lại khung cảnh cổ Phật đi khất thực vào thời xưa tại Ấn Độ. Thanh thoát và trầm tĩnh, oai nghi đầy tám muôn tế hạnh mà bất cần và thanh thản, đem cuộc đời thanh tịnh, giáo hóa khắp chúng sinh, đổi lấy bát cơm lành, ung dung đường thiên lý. 

Việc những người giả dạng tu sĩ khất thực làm cho mất đi hình ảnh cao quý của Tăng Đoàn. Tuy nhiên việc chế tài phải là của cơ quan chức năng và Nhà nước. Ta có quyền cho tiền hay không cho nhưng trước hết là đừng phán xét. 

Vì lẫn trong số người giả hiệu đó, là những bậc chơn tu đức độ, vì ít duyên với chúng sinh mà vẫn phải xuống phố hóa duyên. Điều này không hề sai với luật pháp quốc gia, cũng đừng lấy mấy chữ Giáo hội không cho mà đem ra bắt bớ. Trong số đó, cũng có những vị lang thang thiền sư, họ cũng tự tại lang thang đi du hóa gieo duyên và hóa độ chúng sinh. Trong số đó cũng có những bậc Bồ tát thị hiện. 

Do đó, mà ta cứ phải dè chừng, chừa một khoảng trong tâm để tránh bị tội. Vì ta là phàm phu mà, làm sao hiểu và thấu mọi lý sự ở đời. Nhân đây, tôi cũng lên án hành vi quay clip nhắm tới các vị Tu Sĩ khất thực nhằm đánh bóng tên tuổi, tạo hư danh, kiếm tiền…là hành vi đáng lên án và thiếu đạo đức của một con người.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

loading...