Góc nhìn Phật tử

Đừng mê muội đốt vàng mã nhà lầu, xe hơi

Thứ sáu, 03/01/2020 02:29

Tục đốt vàng mã của người Việt trong những ngày lễ tết hay cúng giỗ tổ tiên, ông bà cha mẹ…đã có từ xa xưa. Thế nhưng, đa phần mọi người đều không hiểu được ý nghĩa thực sự của tục đốt vàng mã nên thực hiện tục này một cách tùy tiện, làm mất đi ý nghĩa và nét đẹp văn hóa truyền thống.

 >>Góc nhìn Phật tử

Nguồn gốc tục lệ đốt vàng mã

Bài liên quan

Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề kinh doanh vàng mã cũng đang “lên hương”. Bằng chứng là có doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này lãi đến 5 tỷ mỗi tháng. Dạo qua một vòng những khu phố bán vàng mã, người ta thấy choáng ngợp bởi sự đa dạng về sản phẩm tại đây. Từ giày dép quần áo tới ti vi tủ lạnh, nhà lầu xe hơi cho đến người giúp việc… không thiếu thứ gì so với đời thực.

Tất nhiên rồi, đã là kinh doanh thì làm nghề nào ăn nghề ấy, người ta có lý do để đa dạng hóa, quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm mình làm ra. Còn người mua thì cứ vung tiền mua sắm gây lãng phí. Có người đã ước tính, mỗi năm người Việt đốt cả nghìn tỷ vàng mã? Số tiền ấy chắc chắn sẽ làm được nhiều việc có ích hơn là tro bụi.

Tục đốt vàng mã của người Việt trong những ngày lễ tết hay cúng giỗ tổ tiên, ông bà cha mẹ…đã có từ xa xưa. Thế nhưng, đa phần mọi người đều không hiểu được ý nghĩa thực sự của tục đốt vàng mã nên thực hiện tục này một cách tùy tiện, làm mất đi ý nghĩa và nét đẹp văn hóa truyền thống.

Tục đốt vàng mã của người Việt trong những ngày lễ tết hay cúng giỗ tổ tiên, ông bà cha mẹ…đã có từ xa xưa. Thế nhưng, đa phần mọi người đều không hiểu được ý nghĩa thực sự của tục đốt vàng mã nên thực hiện tục này một cách tùy tiện, làm mất đi ý nghĩa và nét đẹp văn hóa truyền thống.

Vậy ý nghĩa thực sự của tục đốt vàng mã là gì? Đốt rồi những linh hồn có nhận và dùng được hay không? Tục này bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng khi được truyền sang Việt Nam, nó lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

Bài liên quan

Theo Hòa thượng Tố Liên thì tục chôn người chết của Trung Hoa cổ xưa có việc tuẫn táng, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ, đồ yêu quý của họ khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Tả truyện chép: vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo. 

Về sau người ta chế ra “Sô linh” (người cỏ) rồi tiếp đó là “Mộc ngẫu” (bằng gỗ) để thay thế. Sách Trang Tử chép: “Vua Mục Vương nhà Chu (1001 TCN) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết”. 

Đời Hán, đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Linh bắt đầu lấy vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v… đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục có chép: “Vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã”.

Đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng như một sự mê tín. Việc đề xuất cấm đốt vàng mã chúng tôi đã nghiên cứu từ mấy năm trước. Đây mới chỉ là bước đầu. Việc cấm thế nào phải chờ cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể

Đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng như một sự mê tín. Việc đề xuất cấm đốt vàng mã chúng tôi đã nghiên cứu từ mấy năm trước. Đây mới chỉ là bước đầu. Việc cấm thế nào phải chờ cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể"

Thời gian sau đó, phần lớn dân chúng bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ. Vương Luân mới bàn cùng với các đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã của bọn họ. 

Bài liên quan

Một người giả ốm, rồi tin chết được loan ra, cái xác giả chết được khâm liệm vào quan tài, có lỗ hổng và sẵn thức ăn, nước uống. Khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng, Vương Luân với một lũ người tức tưởi đem trăm nghìn thứ đồ, có cả hình nhân thế mạng, bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ.

Khi mọi người đang suýt xoa khấn khứa, bỗng cỗ quan tài rung lên. Người giả chết kia lò dò ngồi dậy, giả vờ trông trước, trông sau, bước từ quan tài ra với điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong Tam, Tứ Phủ vừa nhận được hình nhân thế mạng cho tôi, cùng tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn, bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”.

Hiển nhiên trăm nghìn công chúng mắt thấy, tai nghe lúc đó ai cũng phải nhận ằng, hình nhân có thể thế mệnh được thực và thánh thần trong Tam, Tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm thọ và miễn cho sống thêm thực. Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng vì người ta cho rằng, không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã đến cả thiên, địa, quỷ, thần trong Tam, Tứ phủ cũng phải tiêu dùng đến đồ vàng mã nữa, cố nhiên là vàng mã phải đắt hàng.

Dưới góc nhìn bao dung của đạo Phật, việc báo hiếu tổ tiên bằng vật chất không phải là điều xấu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng vật chất thái quá, đốt vàng mã cho tổ tiên nhưng mang tính chất đổi chác, cầu mong tư lợi.

Dưới góc nhìn bao dung của đạo Phật, việc báo hiếu tổ tiên bằng vật chất không phải là điều xấu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng vật chất thái quá, đốt vàng mã cho tổ tiên nhưng mang tính chất đổi chác, cầu mong tư lợi.

Càng ngày càng biến tướng

Cứ đến mùa lễ hội, nhà nhà lại sắm sửa tiền vàng lễ vật gửi xuống cõi âm cho tổ tiên. Các nơi bán đồ vàng mã mỗi năm lại xuất hiện những món đồ mới hiện đại. Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, nhà nào cũng ra sức sắm sửa mong người nhà ở thế giới bên kia có cuộc sống tiện nghi nhất, có người tặng tổ tiên “biệt thự khổng lồ” hay những món đồ công nghệ đắt tiền.

Bài liên quan

Nhận thấy được sự lãng phí của Phật tử, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký công văn đề nghị loại bỏ đốt vàng mã.

“Đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng như một sự mê tín. Việc đề xuất cấm đốt vàng mã chúng tôi đã nghiên cứu từ mấy năm trước. Đây mới chỉ là bước đầu. Việc cấm thế nào phải chờ cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể", Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nói.

Trước ý kiến cho rằng, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam cho rằng, đây là một quan niệm sai lầm.

Thay vì dùng tiền mua vàng mã đốt thì các phật tử hãy phụng dưỡng cha mẹ, phục vụ xã hội hoặc công đức ủng hộ những người nghèo đói, trẻ mồ côi.

Thay vì dùng tiền mua vàng mã đốt thì các phật tử hãy phụng dưỡng cha mẹ, phục vụ xã hội hoặc công đức ủng hộ những người nghèo đói, trẻ mồ côi.

Hòa thượng Thích Thiện Tâm lý giải, đạo Phật không không có tập tục đốt vàng mã. Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Việt Nam bị ảnh hưởng. Tập tục của họ đã lây nhiễm sang ta một cách đương nhiên, thái quá, bật cập. Tư tưởng đốt vàng mã có nhiều lộc là mê tín, dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, việc đốt vàng mã lại càng trở nên phô trương và mang tính trào lưu.

Dưới góc nhìn bao dung của đạo Phật, việc báo hiếu tổ tiên bằng vật chất không phải là điều xấu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng vật chất thái quá, đốt vàng mã cho tổ tiên nhưng mang tính chất đổi chác, cầu mong tư lợi.

Bài liên quan

“Đốt vàng mã không phải là cách duy nhất bày tỏ hiếu kính với tổ tiên, thánh thần. Cái đó không thực tế đâu. Nếu đốt vàng mã thì người dưới âm, thánh thần sao sử dụng được. Phật không cảm nhận được lòng thành từ người đốt vàng mã. Chính vì thế, đốt vàng mã là lãng phí, mọi Phật tử nên bỏ đi”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam răn dạy.

Cũng theo Hòa thượng Thích Thiện Tâm, đốt vàng mã không mang tính nhân quả, thậm chí có hại nhiều hơn (xảy ra các vụ cháy nổ, ô nhiễm môi trường).

“Thay vì dùng tiền mua vàng mã đốt thì các Phật tử hãy phụng dưỡng cha mẹ, phục vụ xã hội hoặc công đức ủng hộ những người nghèo đói, trẻ mồ côi. Các Phật tử cũng nên tu dưỡng rèn luyện đạo đức, mở mang trí tuệ, làm việc tốt cho bản thân, bớt đi lòng tham sân si để lời nói, ý nghĩa của mình có lợi cho người khác. Phật tử hãy tu tâm, dưỡng tính, tu thần, tu Phật, đừng để để tham sân si làm hại mình, làm hại người khác”, Hòa thượng Thích Thiện Tâm nói.

Trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý 2020 này, nhiều các hành vi nếu người dân khi tham gia các hoạt động lễ hội không thực hiện nghiêm sẽ bị xử phạt hành chính như đốt vàng mã, cúng tiền vàng...

Cụ thể, hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thành lập ban tổ chức lễ hội theo quy định; bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi...

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Đây là những nội dung đáng chú ý quy định tại nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

loading...