Sách Phật giáo

Einstein và đức Phật những tư tưởng tương đồng

Thứ sáu, 16/08/2016 02:01

“Niềm hạnh phúc chân thật không thể có từ nỗi lo âu luẩn quẩn cho sự no đủ của chính bản thân mình hoặc cho vài người mà mình cảm thấy gần gũi, mà nó đến từ sự phát triển tình thương yêu và lòng cảm thông đối với bất kỳ chúng sinh nhậy cảm nào.” - Đức Đalai Lama

Cuốn sách “Einstein và Đức Phật những tư tưởng tương đồng” của tác giả Thomas J.McFarlane là một cuốn sách sống động, cho thấy rõ tính chất có căn cứ của trí tuệ con người, là một cầu nối giữa các nền văn hóa với các nền minh triết khác nhau và đưa ra hàm ý rằng, rốt cuộc, con người có thể hiểu được điều gì đó về bản chất của thực tại.

Trong cuốn sách này, thông qua tư tưởng của các nhà khoa học và các nhà tâm linh, chúng ta cũng khám phá ra các giới hạn tận cùng về hiểu biết của mình.
 
“… các nhà tư tưởng cho rằng học thuyết của họ rốt cuộc vươn tới một thực tại không thể diễn tả được bằng quan niệm hay bằng lý luận. Ngược lại, các nhà khoa học lại dấn bước vào việc phát triển các hình mẫu quan niệm từ một thực tiễn khách quan. Mục đích của họ không phải là bản thân tự tại, mà là một lý thuyết về thực tại. Tuy thế, sự khác biệt này không phải là cơ bản của sự đối lập mang tính ảo tưởng giữa khoa học và tôn giáo. Đa phần mọi giáo lý và những kinh nghiệm tâm linh không nêu lên được cái Tuyệt đối khó diễn tả, song nói được cái điều có thể được thấy một cách khách quan. Đối với khoa học cũng vậy.

Trong khi so sánh hai cách tiếp cận thực tại có tính khoa học và cách kia mang tính tâm linh, chúng ta phát hiện thấy những khả năng quy tụ, Einstein và Đức Phật, cả hai người cùng đều đi tìm những chân lý cơ bản của cùng một thực tại, cùng sử dụng một số lớn những công cụ tìm kiếm như nhau. Từ đó, chẳng ngạc nhiên khi họ nói với chúng ta một cách như nhau về những khám phá của họ” – Thomas McFarlane.

Một số tư tưởng tương đồng của Einstein và Đức Phật:

“Con người chỉ có thể đạt tới một cuộc sống khả kính và hài hòa khi họ có khả năng rũ bỏ được, trong giới hạn bản chất của mình, những nhu cầu nhằm thỏa mãn những ham muốn vật chất của họ.” - Albert Einstein

“Bị nhu cầu ràng buộc, chúng sinh vùng vẫy không mục đích tựa như thỏ bị mắc bẫy vậy. Vì thế, này tu sĩ, hãy quay lưng lại đối với các nhu cầu và tìm ra sự tự do.”- Đức Phật

“Con người rút ra kinh nghiệm từ bản thân mình, từ suy nghĩ và từ những tình cảm của mình như là chúng bị tách rời khỏi phần còn lại – giống như một ảo ảnh quang học về ý thức của mình. Ảo ảnh này như là một nhà tù đưa chúng ta về với những dục vọng cá nhân và tình thương đối với vài người thân cận chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng mình khỏi nhà tù đó, bằng cách mở rộng sự hiểu biết và lòng cảm thông để bao trùm vạn vật sống động và toàn bộ thiên nhiên trong vẻ đẹp của nó.” - Albert Einstein

“Niềm hạnh phúc chân thật không thể có từ nỗi lo âu luẩn quẩn cho sự no đủ của chính bản thân mình hoặc cho vài người mà mình cảm thấy gần gũi, mà nó đến từ sự phát triển tình thương yêu và lòng cảm thông đối với bất kỳ chúng sinh nhậy cảm nào.” - Đức Đalai Lama

Cuốn sách sách “Einstein và Đức Phật những tư tưởng tương đồng” của tác giả Thomas J.McFarlane hiện đang có ở thư viện tầng 1 chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ  - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội). Kính mời quý độc giả, các nhà nghiên cứu và mọi người có nhu cầu ghé thăm thư viện vào tất cả các ngày trong tuần theo lịch cụ thể như sau:

- Sáng: 8h – 11h.

- Chiều: 14h – 17h.
Kim Tâm
loading...