Góc nhìn Phật tử

Gieo nhân đói khát

Chủ nhật, 30/01/2021 07:58

Bỏ phí thức ăn còn là gieo nhân đói khát, là bất công với rất nhiều người đói khổ xung quanh ta. Một xã hội không lãng phí thức ăn, đồ uống sẽ không sinh ra một thế hệ thừa cân và nhiều bệnh tật.

Hồi bỏ nhà ra chiếc chòi giữa đồng, ăn mì gói, trải bạt ngủ trên đất sình, Tiếng bị gọi là “Tiếng điên”.

Bà con bảo đầu óc cậu có vấn đề, "bị điên" vì trồng lúa mà không xịt thuốc, dùng phân hóa học. Tiếng và người chú dựng chòi giữa đồng để làm lúa. "Cái gì cũng thiếu, chỉ thừa nắng, gió, mưa", cậu bảo. Đèn bị gió thổi tắt, phải đợi trăng lên mới nấu mì gói để ăn, ăn mì nhiều hơn ăn cơm. Tối trải bạt ngủ trên đất sình, mỗi khi trở mình, tiếng đất kêu ộp oạp.

Những vụ mùa đầu tiên thất bại, sản lượng Tiếng thu được chỉ bằng một nửa so với bà con. Trong nhật ký, Tiếng viết: Ngày thứ ba, lúa nảy được ba lá mầm và 7 cọng rễ. Ngày thứ 7 được bốn lá và cao 6 cm, bộ rễ bám sâu. "Làm ra hạt gạo ngày nào cũng phải canh thời tiết, nghĩ cách cải tạo phẩm chất đất, chọn giống, ngóng nước", cậu bảo, vì thế mà rất xót ruột khi thấy nhiều người hay đổ cơm thừa đi.

Bỏ phí thức ăn còn là gieo nhân đói khát, là bất công với rất nhiều người đói khổ xung quanh ta. Ảnh minh họa.

Bỏ phí thức ăn còn là gieo nhân đói khát, là bất công với rất nhiều người đói khổ xung quanh ta. Ảnh minh họa.

Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn

Với người Việt, các bàn ăn ở hàng quán còn thừa thức ăn không có gì lạ. Buổi tụ tập nào, người ta cũng gọi đồ ăn dôi ra một ít. Ở nhà, cái "mác" hiếu khách gắn với việc gọi, nấu thật nhiều đồ ăn thức uống mỗi khi mời khách hay nhà có tiệc. Những ngày lễ tết, việc nấu mâm cúng theo kiểu "xưa bày nay bắt chước" đã khiến cho thức ăn bị bỏ đi không thương tiếc.

Ở nhiều vùng quê, dù còn khó khăn nhưng chuyện nấu đồ cúng thì không thể tiết kiệm, vì họ xem đó là biểu hiện của lòng hiếu với ông bà tổ tiên. Tôi từng càm ràm má tôi khi nấu mâm cúng Tết quá nhiều trong khi nhà neo người. Rồi đâu lại vào đấy, năm sau má vẫn nấu nhiều để "coi cho được". Tôi đã bắt má nấu cúng giản tiện hơn để không còn cảnh ôi thiu thức ăn vì không "giải quyết" hết.

Và tôi cực kỳ không thích đi đám cưới vì phải chứng kiến cảnh đồ ăn trên mỗi bàn được phục vụ đưa ra nhanh chóng, mọi người chỉ ăn qua loa rồi bỏ dư rất nhiều. Phụ nữ trang điểm sợ trôi son phấn mất đẹp không dám ăn, đàn ông thì bận uống bia. Cuối cùng, tiệc cưới là nơi phí phạm thức ăn số một.

"Sợ mang tiếng", "thoải mái một chút", "lâu lâu mới có một lần", người ta luôn có lý do và không nhiều người cho rằng thói quen lãng phí thức ăn rất không hợp lý và quyết tâm thay đổi. Để rồi, quy trình bày biện - thừa - đổ cứ lặp lại.

Tỷ lệ rác thực phẩm tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới trong khi thuộc nhóm những quốc gia nghèo nhất. Ảnh minh họa.

Tỷ lệ rác thực phẩm tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới trong khi thuộc nhóm những quốc gia nghèo nhất. Ảnh minh họa.

Tại sao chúng ta không được lãng phí thức ăn?

Tỷ lệ rác thực phẩm tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới trong khi thuộc nhóm những quốc gia nghèo nhất. Tính đến hết năm 2020, cả nước có 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Vẫn còn khoảng 4,7% gia đình tại Việt Nam đang sống ở mức nghèo, theo Tổng cục Thống kê.

Báo cáo mới nhất về "Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng thế giới" ngày 13/7/2020 của Liên Hợp Quốc cho biết, trên hành tinh đang có khoảng 690 triệu người thiếu ăn. Đại dịch Covid-19 có thể đẩy thêm 130 triệu người khác rơi vào thiếu ăn kinh niên vào thời điểm đầu năm 2021 này. Chưa kể, có tới hơn ba tỷ trong số hơn 7 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, ông José Graziano da Silva, nhận định: "gần một nửa số thực phẩm bị lãng phí trong các ngành công nghiệp". Mỗi năm, thế giới lãng phí 1,3 triệu tấn thực phẩm. Trong khi mỗi ngày, cứ 7 người thì có một người bị đói và một năm có hơn 20 nghìn trẻ em dưới năm tuổi bị chết đói. Lãng phí thực phẩm không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà cả về khía cạnh môi trường và đạo đức.

Bài học đầu tiên tôi được bà ngoại dạy khi còn nhỏ là đừng bỏ cơm thừa. Bà nói: "đó là hạt ngọc của trời, bỏ mang tội, kiếp sau không có cơm mà ăn, phải chịu đói khát".

Bà ngoại đã mất. Nhưng giờ đây tôi cũng hiểu, để có hạt gạo, miếng thức ăn là nhờ quá trình lao tác của rất nhiều người, sinh khí của trời đất. Chưa nói, kể cả mình có thừa tiền mua bất cứ món gì, mình không ăn hết, sao không dành cho người thiếu thốn. Ngoài kia biết bao người cần nó.

Trên hành tinh đang có khoảng 690 triệu người thiếu ăn. Ảnh minh họa.

Trên hành tinh đang có khoảng 690 triệu người thiếu ăn. Ảnh minh họa.

Thức ăn trong thùng rác

Chưa cần buộc mình phải giải cứu thế giới, mỗi chúng ta, nếu biết ăn uống vừa đủ đầu tiên vì sức khỏe và tiết kiệm cho chính mình, sau đó giảm tổn thất kinh tế cho cả quốc gia.

Ngừng lãng phí thức ăn còn là thói quen tốt nếu mọi đứa trẻ được học từ trong gia đình, nhà trường. Việc giáo dục cách đối xử với thực phẩm theo tôi cũng là một nhu cầu của con người hiện đại, để đánh thức ý niệm chia sẻ cho người khác, bảo vệ chính sức khỏe của mình.

Bỏ phí thức ăn còn là gieo nhân đói khát, là bất công với rất nhiều người đói khổ xung quanh ta. Một xã hội không lãng phí thức ăn, đồ uống sẽ không sinh ra một thế hệ thừa cân và nhiều bệnh tật.

Amal Hussain, 7 tuổi, em bé qua đời ít lâu sau khi bức ảnh đạt giải Pulitzer được chụp vì nạn đói tại Yemen đang đe dọa 5 triệu trẻ em và khoảng 14 triệu người Yemen năm 2018 & 2019

Amal Hussain, 7 tuổi, em bé qua đời ít lâu sau khi bức ảnh đạt giải Pulitzer được chụp vì nạn đói tại Yemen đang đe dọa 5 triệu trẻ em và khoảng 14 triệu người Yemen năm 2018 & 2019

Nguồn: VnExpress

Theo Liên Hợp Quốc, một phần ba số lương thực trên thế giới bị bỏ đi mỗi ngày. Con số tổng trong một năm có thể đủ để nuôi 2 tỷ người và gây thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 750 tỷ USD/năm.

Báo ứng của việc lãng phí thức ăn:

Trong Âm Luật Vô Tình của tác giả Thượng Quan Ngọc Hoa cũng đã nói về vấn đề báo ứng của việc lãng phí thức ăn.

Phán Quan từng nói: Lãng phí thức ăn sẽ bị đọa địa ngục thọ báo. Mỗi người khi ăn một miếng thức ăn nào đều phải mang lòng biết ơn và xấu hổ mà thọ dụng, phải biết ơn trời đất sinh trưởng thức ăn, cảm ân sự cực khổ của nông phu, cảm ân sự dưỡng dục của cha mẹ, cảm ân sự tích lũy phước báo thức ăn qua nhiều kiếp của mình. Con người sinh tồn cần phải có thức ăn, không khí, nước và ánh sáng, những thứ này là nhân duyên bên ngoài; nếu không có những nhân duyên bên ngoài này thì nhân gian không có thức ăn tốt được.

Do đó đầu tiên chúng ta phải cảm ân trời đất,nếu không có ánh sáng không khí đất đai của đại tự nhiên nuôi dưỡng, thức ăn ngũ cốc làm sao có được? điều kiện tiên thiên có đủ rồi,ngũ cốc còn cần phải trải qua quá trình khổ cực cày xới, gieo trồng, tưới tiêu, thu hoạch, gói lại v.v... của nông phu.

Mùa xuân gieo trồng, mùa thu thu hoạch, trải qua ba mùa xuân hạ thu, nên mới nói: Nắng trưa cày lúa ruộng, mồ hôi thấm từng hạt; ai biết trong bữa ăn,mỗi hạt đều khổ nhọc! Nông phu phải dải nắng dầm mưa rất khổ cực mà từ từ tỉ mỉ trồng trọt ra, chúng ta cần phải biết ơn sự khổ cực của người nông phu. Mỗi một người chúng ta đều do tinh cha huyết mẹ mà đầu sanh làm người tại thế gian này. Tất cả người khi còn nhỏ đều áo đến đưa tay cơm đến mở miệng,d o đó chúng ta cần cảm ân ơn dưỡng dục của cha mẹ, lại nữa chúng ta cần phải quý trọng sự bố thí, trì giới, hành thiện,t ừ từ tích lũy phước báo qua nhiều kiếp của mình.

Mỗi một người lúc đầu thai nhân gian thì ăn bao nhiêu mặc bao nhiêu, dáng người cao thấp, gầy béo, quý tiện, tai nạn, tài sản, lúc nào thọ chung...đã được quy định sẵn hết rồi; vì thế mà mỗi một miếng ăn của chúng ta là đại diện cho phước báo đã định trong kiếp này mà ta hưởng dụng; có nghĩa là trong phần còn lại của cuộc đời, chúng ta lại hưởng thụ phước báo ít đi một lần. Người bình thường, đều không thể vượt qua cái định nghiệp này; chỉ có hai loại người, có thể ảnh hưởng định nghiệp này, đó là người đại thiện và người đại ác.

Lúc trước lãng phí thức ăn, thọ chung bị âm luật địa phủ phán thọ phạt đói khát; những chúng sinh hiện tại nếu như lãng phí thức ăn, thọ chung phải chịu Địa Ngục Ngũ Cốc Phong Thu báo. Bất cứ thức ăn nào bị lãng phí tại dương gian, đều bị Thần Câu Sinh ghi lại hết, khi thọ chung đến Địa Ngục Ngũ Cốc Phong Thu, tiếp tục ăn lại tất cả những thức ăn đã lãng phí khi còn sống cho đến hết. Dương gian có rất nhiều người trẻ tuổi thích không ngừng mua rất nhiều thức ăn, ăn không hết thì bỏ đi. Âm luật địa phủ muốn bọn họ trải nghiệm hình phạt ăn không hết thì không nên mua mà lãng phí, nếu như mua rồi thì là phước báo của ngươi, cần phải ăn hết". (Âm Luật Vô Tình của tác giả Thượng Quan Ngọc Hoa).

loading...