Góc nhìn Phật tử

Giới luật là nền tảng đạo đức xuất thế gian

Thứ sáu, 10/02/2020 07:16

Việc tu trì Giới luật là vô cùng quan trọng, vì ai tu tập Giới luật được chừng nào thì chứng đạt được chừng ấy. Ai tu tập trọn vẹn thì chứng được trọn vẹn. Giới luật là tự thể giải thoát của Pháp thân không tận diệt của Phật.

> Giới luật làm thúc đẩy sự hòa hợp thanh tịnh trong Tăng đoàn

Đối với tự thân tu sĩ

Bài liên quan

Việc tu trì Giới luật là vô cùng quan trọng, vì ai tu tập Giới luật được chừng nào thì chứng đạt được chừng ấy. Ai tu tập trọn vẹn thì chứng được trọn vẹn. Giới luật là tự thể giải thoát của Pháp thân không tận diệt của Phật. Y theo Pháp thân này thì siêu độ hai thứ trở ngại: trở ngại vì có phiền não và trở ngại vì không thiện căn, cho nên giữ Giới thì viễn ly được lỗi lầm của ba nghiệp mà thành tựu được ba nghiệp giải thoát (thân giới, khẩu giới và ý giới).

Người xuất gia cũng như người lữ khách, muốn đến đích giải thoát thực chứng Niết Bàn, cho nên chúng ta cần phải tinh tấn và trang bị đủ tư lương. Tư lương của người xuất gia là Giới, Định, Huệ, trong đó Giới là bước đi đầu tiên. Đó là lý do vì sao luật quy định Tỳ kheo “năm hạ về truớc phải chuyên học và tinh tường về Giới luật, năm hạ về sau mới được nghiên cứu giáo lý và tham thiền”. Nếu thiếu xót Giới luật thì Định – Huệ không thể phát sinh.

Đối với bản thân người xuất gia thì phải thể hiện được đời sống tâm linh giải thoát, ở trên môi luôn nở nụ cười hiền hòa, bước những bước đi an lạc và giải thoát.

Đối với bản thân người xuất gia thì phải thể hiện được đời sống tâm linh giải thoát, ở trên môi luôn nở nụ cười hiền hòa, bước những bước đi an lạc và giải thoát.

Người ta thường nói chiếc áo chưa thể làm nên ông thầy tu. Thật vậy, chúng ta hãy nghe ngài Trí Húc nói :

Bài liên quan

“Nếu thân xuất gia mà tâm không thanh bạch giữ đạo, phạm hạnh cao xa, bủa lòng từ bi ra khắp tất cả, thì đó là ăn trộm hình thức của Phật, tội thêm một lớp nữa, không thể không biết”. Điều chính yếu ở đây là tư cách đối với bản thân của nguời xuất gia, trừ những người vì mục đích lợi dưỡng và ngụy trang thì không kể. Tất cả những người xuất gia đều phải hướng đến mục đích cao thượng đó là giải thoát và giác ngộ. Không phải tất cả đều có thể thành đạt mục đích ngay trong đời này, nhưng cuộc sống thanh bạch và giới hạnh là nền tảng nâng cao phẩm giá của nguời xuất gia.

Ngay từ khi bước vào chùa, việc đầu tiên của ngừoi xuất gia là học và hành “Tỳ Ni Nhật Dụng” là thiết yếu, những sự thiết yếu áp dụng hằng ngày để chấp trì Giới luật. Tác dụng của việc trì kệ chú là để diệu hóa đời sống và mở rộng tâm nguyện trong đời sống hằng ngày.

Đối với bản thân người xuất gia thì phải thể hiện được đời sống tâm linh giải thoát, ở trên môi luôn nở nụ cười hiền hòa, bước những bước đi an lạc và giải thoát. Đó mới chính là hình bóng của nguời xuất gia tượng trưng cho nền đạo đức từ bi và giải thoát.

Chúng ta phải sống sao cho có nề nếp, bình tĩnh và sáng suốt ngay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đó cũng là một trong những biện chứng thực tiễn của đạo Phật.

Chúng ta phải sống sao cho có nề nếp, bình tĩnh và sáng suốt ngay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đó cũng là một trong những biện chứng thực tiễn của đạo Phật.

Đối với Tăng già

Bài liên quan

Tất cả những hoạt động Phật sự đòi hỏi nơi Tăng già, hay đúng hơn là bổn phận Phật giáo, vì “Phật giáo xương minh do Tăng già hoằng hóa”, nhưng là Tăng già trong xã hội để có thể hoằng truyền Chánh pháp, thì phải được đào tạo cả về Phật học lẫn thế học. Về Phật học, Tăng đoàn phải tạo điều kiện tiếp cận tài liệu và trí thức về sự phát triển và xây dựng xã hội.

Sự thành tựu của khoa học kỹ thuật, tâm lý học thanh thiếu niên, các lãnh vực trọng yếu về sự tồn tại của nhân loại, xu hướng quốc tế hóa mọi lãnh vực  hiện đại và tương lai. Nói chung hàng Tăng sĩ phải được đào tạo cả Phật học lẫn thế học, vì muốn đem đạo vào đời thì phải hiểu được cuộc đời, nên chúng ta phải nghiên cứu thêm những sách vở bên ngoài. Về Phật học thì Tăng già là rường cột duy trì kỷ cương xuất thế của đạo, nên điều tiên quyết là phải đầy đủ Giới, Định, Tuệ.

Muốn thành tựu tốt đẹp trong chủ trương làm cho đạo Phật trường tồn phát triển, trong mục đích cứu khổ độ sanh, trước hết chúng ta phải tự giác, tiến đến giác tha và sau cùng cả mình và người đều đạt tới giác ngộ và giải thoát.

Muốn thành tựu tốt đẹp trong chủ trương làm cho đạo Phật trường tồn phát triển, trong mục đích cứu khổ độ sanh, trước hết chúng ta phải tự giác, tiến đến giác tha và sau cùng cả mình và người đều đạt tới giác ngộ và giải thoát.

Bài liên quan

Đối với Giới Luật Phật giáo, trước hết sẽ được bộc lộ qua oai nghi của một Tăng sĩ. Chính oai nghi đó là biểu tượng là sự thể hiện rõ lời dạy bảo của đức Phật, cho nên chúng ta được thấm nhuần và hiểu biết đúng đắn. Tuy chưa thể hiện bằng lời nói và việc làm nhưng qua cử chỉ oai nghi mà Phật tử đã nhìn thấy rõ và học ở Tăng già bao điều tốt đẹp, Tăng là mô phạm của Giới luật.

Tuy nhiên, sống thì phải làm việc tu dưỡng, ăn uống và nghỉ ngơi, giữa cuộc sống và môi truờng sống, song chúng ta phải thực hiện lòng từ bi và trí tuệ để đối trị hai chứng bệnh là chấp ngã và chấp pháp. Nếu không thì cái chủ quan hai đối tượng ấy lại sinh ra tham lam, oán ghét và si mê, vì thế chúng ta phải thực hành Giới luật, Thiền định và Trí tuệ để diệt trừ chúng. Nghĩa là chúng ta phải sống sao cho có nề nếp, bình tĩnh và sáng suốt ngay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đó cũng là một trong những biện chứng thực tiễn của đạo Phật.

Đối với Giới Luật Phật giáo, trước hết sẽ được bộc lộ qua oai nghi của một Tăng sĩ.

Đối với Giới Luật Phật giáo, trước hết sẽ được bộc lộ qua oai nghi của một Tăng sĩ.

Muốn thành tựu tốt đẹp trong chủ trương làm cho đạo Phật trường tồn phát triển, trong mục đích cứu khổ độ sanh, trước hết chúng ta phải tự giác, tiến đến giác tha và sau cùng cả mình và người đều đạt tới giác ngộ và giải thoát. Và chúng ta phải làm thế nào để cho mọi nguời sống trong thế giới điên đảo biết tìm đến Tăng già, vì Tăng già là những người có lòng từ bi rộng lớn sẵn sàng chia xẻ niềm vui với họ và tận tình giúp đỡ họ.

loading...