Góc nhìn Phật tử

Hành trình đến cửa luân hồi, ngẫm về ý nghĩa canh Mạnh Bà

Thứ sáu, 30/08/2020 09:01

Từ xưa đến nay, chắc hẳn nhiều người từng nghe về câu chuyện nếu muốn đầu thai phải uống canh Mạnh Bà. Đó là thứ canh của quên lãng, xóa bỏ mọi hỉ – nộ – ái – ố cõi hồng trần.

Chuyện về 'thần quên lãng' và bát canh Mạnh Bà khi chuyển kiếp

Truyền thuyết về canh Mạnh Bà 

Theo câu chuyện được ghi ghép lại trong sách Ngọc lịch sao truyện, Mạnh Bà là người phụ nữ sống vào đời Tây Hán Trung Quốc. Ngay khi nhỏ, bà đã được tu học và am tường các sách triết lý Nho gia. Khi lớn lên, bà lại chuyên tâm vào việc niệm kinh tụng Phật, giúp tâm thanh thản, an nhiên. 

Trong suốt cuộc đời của mình, bà tuyệt nhiên không nhớ đến những chuyện quá khứ. Bà cũng không nghĩ đến những chuyện tương lai hay vui buồn, hỉ nộ dương gian. Bà chỉ toàn tâm toàn ý tu niệm kinh Phật. Đồng thời khuyên nhủ mọi người sống thiện lương, không sát sanh tạo nghiệp. 

Khi qua cầu Nại Hà, đứng trên Vọng Hương Đài nhìn lại nhân gian một lần cuối cùng và uống một bát canh Mạnh Bà được nấu từ nước của dòng sông Vong Xuyên.

Khi qua cầu Nại Hà, đứng trên Vọng Hương Đài nhìn lại nhân gian một lần cuối cùng và uống một bát canh Mạnh Bà được nấu từ nước của dòng sông Vong Xuyên.

Thời kỳ Đông Hán Trung Quốc, dương gian liên tục bại lộ thiên cơ – điều bí mật của Trời. Nguyên nhân là do có nhiều người biết chuyện kiếp trước, kiếp sau nên khai khẩu tiết lộ. Thế nên, Thiên Đế hạ lệnh nhờ Mạnh Bà xuống âm phủ trông coi lại việc này.  

Tương truyền rằng, qua quỷ môn quan phải đi qua một con đường có tên là đường Hoàng Tuyền, cuối con đường là một con sông có tên là sông Vong Xuyên. Trên sông có một chiếc cầu là cầu Nại Hà, đi qua cầu Nại Hà có một nơi gọi là Vọng Hương Đài. Bên cạnh Vọng Hương Đài có Mạnh Bà, bà chuyên điều chế một loại canh tên là Canh Mạnh Bà. Bên cạnh sông Vong Xuyên có một hòn đá có tên là đá Tam Sinh. Canh Mạnh Bà khiến người ta quên hết tất cả mọi thứ còn đá Tam Sinh thì ghi lại toàn bộ cuộc sống từ kiếp trước cho đến kiếp này. Khi qua cầu Nại Hà, đứng trên Vọng Hương Đài nhìn lại nhân gian một lần cuối cùng và uống một bát canh Mạnh Bà được nấu từ nước của dòng sông Vong Xuyên.

Hết thảy những người đã từng yêu thương, hết thảy những việc không cách nào buông bỏ, hằng hà vô số những thăng trầm trong cõi hồng trần, đều theo bát canh Mạnh Bà mà dần dần trôi xuống họng rồi mãi mãi ngưng đọng lại, bước đến cầu Nại Hà muốn nói rồi lại thôi, ngoái đầu nhìn lại với đôi mắt ngấn nước và ảm đạm, hóa thành mây khói mà tan biến đi. 

Nếu muốn qua Nại Hà, muốn được chuyển kiếp luân hồi thì phải uống canh quên lãng của Mạnh Bà. Khi không uống canh, linh hồn không thể bước trên cầu Nại Hà. Đồng nghĩa với việc linh hồn không được siêu sinh, chuyển kiếp làm người.

Tầng nghĩa ẩn sâu về canh Mạnh Bà

Chúng ta nên hiểu rằng luật nhân quả luôn công bằng không thiên vị một ai, siêng năng tinh tấn tu hành thì chứng quả giải thoát, gieo tạo ác nghiệp thì đến hồi đủ duyên phải trả quả xấu.

Chúng ta nên hiểu rằng luật nhân quả luôn công bằng không thiên vị một ai, siêng năng tinh tấn tu hành thì chứng quả giải thoát, gieo tạo ác nghiệp thì đến hồi đủ duyên phải trả quả xấu.

Đời người như giấc mộng, hãy thức tỉnh!

Con người thọ mệnh phải trải qua cuộc hành trình dài mới được luân hồi. Trên chặng đường ấy, tùy vào căn cơ, duyên nghiệp mà linh hồn được quyết định sẽ vào cõi nào. Có người xuống địa ngục chịu khổ đày. Lại có người được luân hồi, đầu thai chuyển kiếp.

Theo như truyền thuyết thì phải uống canh Mạnh Bà mới qua được cầu Nại Hà, mới bước đến cửa luân hồi tìm thân hình mới. Nhưng không phải linh hồn nào cũng chấp nhận thứ canh quên lãng ấy của Mạnh Bà. Bởi ở họ vẫn còn những tình si, nghiệp duyên chưa thể chấm dứt. Hay sự tham, sân, si trong cõi lòng chưa thể buông bỏ, vẫn cứ thù hằn, oán hận.

Chính vì vậy, con người muốn giải thoát thì cần giác ngộ, muốn ngộ được ắt phải tu hành từ sự thực tập chánh Pháp, nương tựa vào mảnh đất của Tam bảo. Chúng ta nên hiểu rằng luật nhân quả luôn công bằng không thiên vị một ai, siêng năng tinh tấn tu hành thì chứng quả giải thoát, gieo tạo ác nghiệp thì đến hồi đủ duyên phải trả quả xấu.

loading...