Góc nhìn Phật tử

Hành trình Phật hoàng Trần Nhân Tông đánh đuổi giặc Tàu

Thứ sáu, 26/07/2020 02:10

Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm (1258- 1308 ). Ông là con trai đầu lòng của Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu. Ngày 22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278) Trần Khâm được cha truyền ngôi. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng và cùng trị vì với Nhân Tông cho đến khi mất năm 1290.

Phật hoàng Trần Nhân Tông trong lãnh đạo và phát triển xã hội Việt Nam
Trần Nhân Tông lên ngôi trong lúc nền độc lập Đại Việt bị đe dọa trầm trọng. Ở phương Bắc, Nguyên–Mông đã chinh phục hầu hết Nam Tống và bắt đầu dòm ngó Đại Việt. Ngay sau khi ông đăng quang, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt đã sai Sài Thung sang lấy cớ Nhân Tông “không xin mệnh mà tự lập” để ép vua Trần sang triều kiến. Trần Nhân Tông đã đối đãi tử tế với Sài Thung, nhưng kiên quyết không sang chầu. Đứng trước hiểm họa xâm lược từ Nguyên – Mông , Hoàng đế đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo sự ổn định và đoàn kết trong nước.

Trấn Nam Vương Thoát Hoan chui ống đồng tháo chạy khỏi Đại Việt

Trấn Nam Vương Thoát Hoan chui ống đồng tháo chạy khỏi Đại Việt

Tháng 2 năm 1285, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem binh thuyền xâm lược Đại Việt. Quân Đại Việt do nhà vua và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh trả quyết liệt, đánh bại cuộc tấn công của Nguyên – Mông. Tháng 7 năm 1285, vua Nhân Tông đã phóng thích các tù binh người Chiêm Thành (họ bị quân Nguyên bắt tòng quân khi Toa Đô xâm lược Chiêm Thành năm 1283) về nước. Tù binh quân chính quy Nguyên-Mông cũng được trở về quê hương vào mùa xuân năm 1286.

Tháng 12 năm 1287, quân thủy bộ nhà Nguyên lại chia làm 3 đạo tiến vào Đại Việt. Đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, quân Nguyên đã bị quét sạch hoàn toàn khỏi Đại Việt. Trong bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục có nhận xét: “Lúc bấy giờ nhà Nguyên mới nổi lên, khí thế rất ngang ngược; nhà Trần cũng may gặp lúc mới nổi lên, được các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và tướng văn tướng võ phần nhiều người tài, mới có thể đánh bại được giặc, giữ được nước, chứ nếu gặp người khác thì chưa biết thế nào”.

Bài học tiếp sứ thần nhà Nguyên của vua Trần Nhân Tông

Đền thờ các vua Trần - Nam Định.

Đền thờ các vua Trần - Nam Định.

Tháng 10 (âm lịch) năm 1299, sau khi nhường ngôi cho Anh Tông, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà và tu hành theo thập nhị đầu đà (mười hai điều khổ hạnh). Ông còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu đà hay Trúc Lâm Đại sĩ và Giác hoàng Điều ngự.

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú có nhận xét về Trần Nhân Tông: “Tính vua nhân từ, có trí lược, thương dân, ơn huệ cố kết lòng dân. Đời vua, quân Nguyên hai lần xâm phạm. Vua chọn tướng, rèn quân rồi bình được giặc lớn. Cái công trùng hưng rực rỡ hơn trước. Sau khi nhường ngôi, vua lưu tâm kinh điển nhà Phật, xây am Thiên Kiến, đúc đỉnh Phổ Minh, thờ Phật rất chăm. Về sau đi tu ở núi Yên Tử rồi mất ở am Ngọa Vân”.

loading...