Góc nhìn Phật tử

Hãy tranh thủ thời gian khi ta còn có thể

Thứ bảy, 23/06/2020 09:30

Thời gian cực kỳ quan trọng đối với hành giả tu học Phật pháp. Việc tu tập của chúng ta không chỉ nằm ở chỗ tụng kinh, tọa thiền… mà còn phải kết hợp với việc thực hành thì mới đạt được kết quả cao.

 Lòng từ bi không bị giới hạn bởi không gian và thời gian

Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với một cuộc sống đầy bộn bề lo toan, mà ta lại quên đi thời gian đã không chờ đợi ta một giây phút nào. Có những việc mà ta có thể chờ đợi được. Nhưng có những việc chờ đợi thì ta sẽ không bao giờ tìm lại được.  Ví như khi cha mẹ còn sống thì ta không biết chăm lo phụng dưỡng, đợi khi cha mẹ không còn nữa thì ta cảm thấy có lỗi và muốn bù đắp cái gì đó cho cha mẹ, nhưng mọi việc đã quá muộn màng.

Đối với một người đệ tử Phật, chúng ta thường hẹn tới hẹn lui, vì cái này, vì cái kia, mà ta quên đi việc tu tập của mình. Một mai khi vô thường đến, thì ta lại trách móc “tại sao lúc trước ta không chịu tu tập mà đợi đến hôm nay thì ta không thể tu tập được nữa”. Thật đáng tiếc!

Thời gian cực kỳ quan trọng đối với hành giả tu học Phật pháp. Việc tu tập của chúng ta không chỉ nằm ở chỗ tụng kinh, tọa thiền… mà còn phải kết hợp với việc thực hành thì mới đạt được kết quả cao.

Thời gian cực kỳ quan trọng đối với hành giả tu học Phật pháp. Việc tu tập của chúng ta không chỉ nằm ở chỗ tụng kinh, tọa thiền… mà còn phải kết hợp với việc thực hành thì mới đạt được kết quả cao.

Khái niệm thời gian và ý nghĩa của vấn đề giải thoát theo giáo lý đạo Phật

Như trong kinh Bách Dụ có câu chuyện rằng:

“Thuở xưa, có một người dự định tháng sau đãi khách, cần có số nhiều sữa bò, do đó phải dự trù trước, đến lúc ấy mới khỏi thiếu hụt.

Người kia tự nghĩ: “Mỗi ngày mình nặn sữa để dành, cần phải có cái thùng cây rất lớn. Xét kỹ ra, sữa để trong thùng cây lâu ngày dễ hư hoại, chi bằng để trong vú bò. Đến ngày đãi khách thì hãy nặn ra một thể, đã ít tốn cây lại được sữa mới, chẳng phải đó là phương pháp tuyệt vời sao”.

Thế rồi, chàng dắt bò mẹ nhốt riêng, bò nghé nhốt riêng chỗ khác và không nặn sữa mỗi ngày. Qua tháng sau, đến ngày đãi khách, chàng dắt bò mẹ ra nặn lấy sữa tươi, nhưng dùng hết sức nặn mà một giọt cũng không có, làm cho khách dự tiệc không thể không mỉm cười”.

Câu chuyện này tỉ dụ: Người muốn làm hạnh bố thí mà đợi đến khi nhiều tiền mới làm việc cứu giúp kẻ khốn cùng. Nghĩ thế là sai lầm. Chúng ta phải nên tranh thủ thời gian, kịp thời làm hạnh bố thí. Chẳng vậy thì không khác người ngu để dành sữa trong vú bò.

Việc chánh niệm nơi thân, khẩu, ý đối với một hành giả là điều không thể thiếu.

Việc chánh niệm nơi thân, khẩu, ý đối với một hành giả là điều không thể thiếu.

Thời gian là gì, cách siêu việt thời gian theo Phật giáo và Phật kiếp

Thời gian cực kỳ quan trọng đối với hành giả tu học Phật pháp. Việc tu tập của chúng ta không chỉ nằm ở chỗ tụng kinh, tọa thiền… mà còn phải kết hợp với việc thực hành thì mới đạt được kết quả cao. Ngày ngày, ta cần phải chánh niệm nơi thân, khẩu, ý của mình, đừng để buông lung, phóng túng. Một khi thân, khẩu, ý đã không chánh niệm, tỉnh giác thì nghiệp ác cứ theo đó mà tăng trưởng.

Việc chánh niệm nơi thân, khẩu, ý đối với một hành giả là điều không thể thiếu. Khi thân không làm điều ác, miệng không nói lời ác và ý không nghĩ các điều ác, thì lúc này trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có được sự an lạc và hạnh phúc. Để có được nó không phải là dễ dàng chút nào, mà cần phải có sự thực hành chánh niệm hằng ngày, hằng giờ để cho các việc ác không thể nào xâm phạm, thì lúc này ta mới có thể thoát ra sự khổ đau bởi thân, khẩu, ý gây nên.

Quý trọng thời gian, tìm sự thanh thản là hạnh phúc lớn nhất của đời người

loading...