Kiến thức

“Hiếu” là nền tảng đạo đức của cuộc sống (I)

Thứ ba, 04/08/2020 10:07

Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người.

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con

Người Việt Nam chúng ta, lòng hiếu thảo vốn in sâu đậm trong tâm hồn, được thể hiện qua biết bao câu ca dao, tục ngữ; thì nay, chữ Hiếu lại càng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Việt. Phật giáo là một trong những tôn giáo luôn đề cao chữ hiếu, luôn tôn trọng cha mẹ ở mức độ cao nhất:

“Tâm hiếu là tâm Phật,

Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được an lạc và bình an.

 width=

Chữ Hiếu trong truyện Kiều

Mục đích của người con Phật là phải thực hiện lời đức Từ Phụ chỉ dạy, luôn hướng đến mục đích thoát khổ, mang đến hạnh phúc, sự an lạc thật sự, vững bền cho mình, cho người khác ngay trong hiện tại và trong tương lai lâu dài. Cho nên phong tục tập quán của các dân tộc, giáo lý của các tôn giáo đều khuyên dạy, đề cao và hướng con người đến việc nhận thức và thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành. Đặc biệt nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hóa Nho- Phật-Lão đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội ngay từ thời lập quốc. Chữ hiếu đã hình thành và tồn tại trong từng cá nhân như là bản tính tự nhiên vốn có từ khi chúng ta mới chào đời.

Chúng ta đến với Đạo Phật, tìm hiểu và hành trì theo những điều Thế Tôn chỉ dạy, chúng ta được may mắn, được phần nào hưởng được hương vị Chính pháp thì lẽ nào lại không cúng dường cha mẹ mình điều tốt đẹp đó sao. Món ăn ngon ta còn dâng lên cha mẹ, huống chi đây lại là pháp lạc cao quý nhất trong những điều cao quý. Thế nên việc phụng dưỡng song thân đầy đủ vật chất là điều tốt, nhưng càng tốt đẹp hơn nữa, một khi chúng ta tìm cách hướng cho cha mẹ mình đến với Phật pháp. Vì vậy trong kinh Tương Ưng, đức Phật có dạy rằng:

“Người nào theo thường pháp

Nuôi dưỡng mẹ và cha,

Chính do công hạnh này,

Đối với cha và mẹ,

Nhờ vậy, bậc Hiền thánh,

Trong đời này tán thán,

Sau khi chết được sinh

Hưởng an lạc chư thiên”

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết, các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết, các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo.

Chữ Hiếu của người Phật tử trong mối quan hệ với cha mẹ

Chúng ta hiếu dưỡng mẹ cha không những hưởng được rất nhiều hạnh phúc từ sự yêu quý của cha mẹ, người thân trong gia đình, mà còn nhận được sự tán thán, kính trọng của xã hội, còn được hưởng những quả báo tốt lành do lòng hiếu dưỡng mang lại, và trong kinh Tăng Chi II A có dạy rằng:

“Cha mẹ là Phạm thiên

Bậc đạo sư thời trước,

Xứng đáng được cúng dường,

Vì thương đến con cháu.

Do vậy bậc Hiền trí,

Đỉnh lễ và tôn trọng,

Dâng đồ ăn và uống,

Vải mặc và giường nằm,

Thoa bóp cả thân mình,

Tắm rửa cả chân tay,

Với sở hành như vậy,

Đối với mẹ và cha,

Đời này người hiền khen,

Đời sau hưởng thiên lạc”

Khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải tranh thủ thời gian quý báu này, để ân cần chăm lo săn sóc, thăm viếng. Như thế gọi là đúng lúc. Nếu bằng không, thì khi cha mẹ chết đi sẽ không còn cơ hội nào nữa. Lúc ấy dù chúng ta có hối hận, có tổ chức làm lễ, cúng giỗ to lớn đến thế nào đi nữa cũng không còn ý nghĩa.

Thật đáng tiếc giá trị đạo đức, nhất là chữ Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất.

Thật đáng tiếc giá trị đạo đức, nhất là chữ Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất.

Đức Phật dạy về hiếu đạo

I. Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay

Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; Khi Facebook, Zalo… mạng xã hội xuất hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm… Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống bất hiếu không quan tâm đến ông bà, cha mẹ.

Thật đáng tiếc giá trị đạo đức, nhất là chữ Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất. Đặc biệt là giới trẻ, không thiếu những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, sống chỉ biết mình, không nghĩ đến cha mẹ, thậm chí còn giết cả cha mẹ. Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết, các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo. Lời cha ông ta đã dạy qua câu ca dao: 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Do ngoại cảnh tác động, một khi con người bị chính cái xấu hãm hại, thì những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và bất hiếu với cha mẹ.

Do ngoại cảnh tác động, một khi con người bị chính cái xấu hãm hại, thì những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và bất hiếu với cha mẹ.

Phật pháp là sư đạo, sư đạo nhất định phải lấy hiếu đạo làm cơ sở

Dường như đang bị lãng quên. Vấn đề này đang là thách đố cho các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Cuối cùng cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống, một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức mới được hình thành; bên cạnh đó, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách nhiệm với cha mẹ, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm thước đo cho tất cả. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở nên gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên người, khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh thành”. 

Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối với giới trẻ. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ và những người xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”. Họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động, một khi con người bị chính cái xấu hãm hại, thì những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và bất hiếu với cha mẹ.

“Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

“Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

Mùa Vu Lan dành trọn hiếu đạo với Tứ Ân

Chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Thế mà ngày nay, trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua loa chiếu lệ. Ngày nay, trong mái trường thân yêu đang bỏ ngỏ câu “Tiên học lễ, hậu học văn” chỉ còn là câu nói, thực tế nhà trường chưa áp dụng vào đó để dạy học sinh. Đúng ra một người học sinh trước tiên phải học lễ phép, sau đó mới học kiến thức, nhưng vấn đề này, nhà trường đang bỏ ngỏ, và nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải kính trên nhường dưới. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Một số cha mẹ sống bất hiếu với ông bà nên con cái cũng bắt chước theo. Người xưa thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non, hoặc “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”. Vì vậy sự bất hiếu bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, và vô nghĩa.

II. Sống đúng chuẩn mực đạo đức

Đạo đức là thước đo thang giá trị của con người mọi thời đại. Những giá trị đạo đức không bao giờ thay đổi, có chăng là chỉ thay đổi cách nhìn về giá trị ấy.

Hàng ngày, chúng ta có thể xem thấy hay đọc được trên các phương tiện thông tin đại chúng những mảnh đời tươi trẻ đang sa vào vũng lầy của tội phạm, tiêm chích,… rồi rơi vào tuyệt vọng. Mang lấy kiếp người, không ai tránh khỏi đau khổ, nhưng có những cái đau đáng tôn trọng, có những cái đau đáng thương, có những cái đau để rèn luyện nhân đức con người và cũng có những cái đau chỉ mang lại thêm đau khổ. Những cái đau đớn do ngoại cảnh đem đến cho ta không nói làm gì, điều đáng nói ở đây là có những cái đau mình biết là do mình tạo nên, nhưng vẫn lao vào đó để chuốc lấy cũng như mang đến cho người khác thì thật đáng trách. Phải làm gì đây để quét sạch những cọng rác làm dơ bẩn sân chơi của cuộc đời? Dòng đời vẫn ngược xuôi tất bật, ngồi yên một mình trong phòng để suy nghĩ cũng không xong, mà nếu dạo quanh phố phường một vòng thì thấy toàn là những “điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nhìn những người trẻ sống vất vưởng bên dòng đời, tôi cảm thấy ưu tư, xót xa cho những số phận phũ phàng tang thương đó.

Đạo đức là thước đo thang giá trị của con người mọi thời đại. Những giá trị đạo đức không bao giờ thay đổi, có chăng là chỉ thay đổi cách nhìn về giá trị ấy.

Đạo đức là thước đo thang giá trị của con người mọi thời đại. Những giá trị đạo đức không bao giờ thay đổi, có chăng là chỉ thay đổi cách nhìn về giá trị ấy.

Tinh thần hiếu đạo trong kinh Địa Tạng

Trước hết, đối với bậc làm cha làm mẹ dù có bận rộn đến đâu trong mưu sinh cuộc sống cũng phải dành thời gian thích đáng chăm lo đến mái ấm gia đình của mình, giữ cho gia đình thuận hòa. Việc giáo dục con cái phải quan tâm thường xuyên, tạo điều kiện để con em của mình học hành đến nơi đến chốn, không để chúng mải mê với các trò chơi bạo lực. Nhất là, cha mẹ phải làm gương cho con cái trong cuộc sống, thực thi giữ tròn chữ Hiếu đối với cha mẹ, ông bà mình, cho nên trong ca dao có câu:

“Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và biết kính trên nhường dưới. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này, chúng ta thấy rõ trong các trường mầm non tư thục Phật giáo và các chùa thường tổ chức khoá tu mùa hè cho các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm Tp.HCM: “Nhà trường không nên chỉ chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”. Đạo đức ngày nay bao gồm nhiều lĩnh vực: Đạo đức sinh học, đạo đức trong kinh doanh, đạo đức trong chính trị, đạo đức trong nhà trường, đạo đức trong tôn giáo… mỗi một trong những nền đạo đức này nói lên một khía cạnh nào đó của cuộc sống con người. Giá trị của chúng khác nhau, tuy nhiên, chúng có một điểm chung là con người. Giá trị đạo đức thực là cái bảo đảm cho một cuộc sống hạnh phúc hơn, sung mãn hơn.

(Còn tiếp)

Theo: Tạp chí nghiên cứu Phật học

>Xem thêm video: "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":