Góc nhìn Phật tử

Học cách hài lòng với những gì mình có

Chủ nhật, 18/02/2020 01:56

Con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.

 > Nghệ sĩ Hoài Linh: Đạo Phật dạy tôi hãy đem tấm lòng từ bi hỷ xả đến với mọi người

Hài lòng với những gì mình có

Con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.

Cũng vì sự xan tham ích kỷ, nên con người không muốn ai bằng mình, không muốn ai hạnh phúc hơn mình. Cứ thế, người ta trượt dài trong những ngày tháng mỏi mệt, đau khổ, tâm luôn biến động, căng thẳng, tự oán trách, dày vò bản thân, đi kèm với đó là nói xấu, đặt điều, nguyền rủa người khác.

Con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.

Con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.

Ở một mức độ cao hơn, là lén lút hãm hại người khác – người có thể trước đó là bạn bè, là đồng nghiệp, dưới sự tác động của ganh tỵ đã biến thành kẻ thù, đối thủ, để rồi hả hê, hạnh phúc khi họ rơi vào thất bại, mất mát. Lúc này vô tình, con người đã đặt một chân sang thế giới của ác quỷ, dạ thú, đánh mất đi bản ngã vốn lương thiện của mình.

Trong cuộc đời vô thường này, hạnh phúc đôi khi có giá trị ít hay nhiều là do bản thân tự cảm nhận. Bạn phải hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà mình lại là con của bố mẹ mình, mình lại tên này, lại được sống ở đây, được yêu thương và cho đi yêu thương. Tất cả, đều là duyên phận, đều có căn cơ. Trong một khoảnh khắc bất chợt nào đó, bạn nhìn thấy người này xinh hơn bạn, người kia giỏi hơn bạn thì hãy luôn tin rằng, đó là vì ở kiếp trước người ta ít gây ra tội ác, ít sân hận, sống trọn vẹn, hạnh phúc, nên kiếp này họ xứng đáng có được mọi thứ thật tuyệt vời.

Kiếp này, phước của bạn chỉ như vậy thôi, bạn phải học cách tự hài lòng với những gì mình đang có, và tin rằng những điều bạn đang trải qua không phải ngẫu nhiên, chúng có duyên phận, số kiếp. Và ở ngoài kia, còn rất rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn đang ước mơ, khát khao điều bạn đang có – những điều giản dị thôi, như có một gia đình, có đầy đủ bố mẹ, được ăn cơm, được đến trường mỗi ngày…

Ðức Phật khuyên dạy rằng con người nên có tâm hỷ xả và từ bi khi thấy người khác hạnh phúc, và đó là đức tính tốt để diệt trừ lòng ganh ghét. Đây cũng là cách gieo nhân duyên lành, để sau này được an lạc, hạnh phúc.

Ðức Phật khuyên dạy rằng con người nên có tâm hỷ xả và từ bi khi thấy người khác hạnh phúc, và đó là đức tính tốt để diệt trừ lòng ganh ghét. Đây cũng là cách gieo nhân duyên lành, để sau này được an lạc, hạnh phúc.

Hài lòng với những gì mình đang có, không chỉ giúp bạn giảm bớt ganh tỵ, đố kỵ mà còn mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về cuộc đời, về kiếp người, để từ đó sống tốt hơn, cái tâm trong sáng hơn, nuôi dưỡng nhiều hơn những hạt giống tích cực, để mỗi giây phút trong cuộc đời luôn tuyệt vời và đầy ý nghĩa.

Hài lòng với bản thân, cũng là cách bạn tập quán chiếu giúp bạn nhẹ lòng đi bội phần. Hơn hết, bạn sẽ hiểu rằng, nếu ganh ghét, đố kỵ vô hình chung làm giảm phước, tăng họa, cách tốt nhất là suy nghĩ tích cực hơn, nỗ lực nhiều hơn, sống trọn vẹn hơn.

Từ bi và hỷ xả

Ðức Phật khuyên dạy rằng con người nên có tâm hỷ xả và từ bi khi thấy người khác hạnh phúc, và đó là đức tính tốt để diệt trừ lòng ganh ghét. Đây cũng là cách gieo nhân duyên lành, để sau này được an lạc, hạnh phúc.

Tâm tùy hỷ xả có phước báo ngang bằng sự bố thí. Người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố nên phước bằng nhau.

Tâm tùy hỷ xả có phước báo ngang bằng sự bố thí. Người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố nên phước bằng nhau.

Đức Phật dạy: “Ví như lửa của một cây đuốc, vài trăm ngàn người đều dùng đuốc đến chia nhau mà lấy để nấu ăn hay thắp sáng, nhiều người có được lửa mà cây đuốc ban đầu vẫn như cũ”. Tâm tùy hỷ xả có phước báo ngang bằng sự bố thí. Người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố nên phước bằng nhau. 

Nếu những suy nghĩ, hành động trong thời điểm này, quyết định tính chất cuộc đời trong tương tai, số phận trong kiếp luân hồi, thì con người chính là người viết nên số kiếp của chính mình. Điều này, phụ thuộc rất nhiều về cách hành xử trước những khoảnh khắc, tình huống trong đời.

Khi duy trì cái Tâm này, chúng ta không những tự cứu giúp bản thân thoát khỏi những đau khổ, tránh xa những hiềm khích với đồng loại, mà còn kiểm soát chính mình không rơi vào vòng xoáy của sân hận, hành động ác ý, hiểm độc.

loading...