Góc nhìn Phật tử

Hội nhập giữa Phật Giáo và tang ma truyền thống

Thứ sáu, 14/08/2019 11:06

Hội nhập giữa Phật giáo và tang ma truyền thống là hiện tượng Phật giáo ngày càng ăn sâu vào đời sống của mỗi con người, gia đình, dòng họ. Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đối với con người hiện nay.

Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người. Có một câu nói rất hay: Đời người như một cuốn sách, điều quan trọng không phải là cuốn sách dài hay ngắn mà ở chỗ cuốn sách đó hay hay dở. Qua những suy tư về cái chết, con người sẽ nhận ra giới hạn của kiếp người, tính bất định của sự sống, qua đó có thể sống tốt hơn, làm lợi cho tha nhân nhiều hơn, và bình thản đón nhận cái chết. 

Bài liên quan

Người Việt Nam quan niệm rằng, chết là được về với tổ tiên ở dưới suối vàng. Tuy nhiên, ai có tội vẫn phải vào địa ngục, ai không có tội thì không phải vào địa ngục. Quan niệm của người Việt có những nét tương đồng với thuyết Nhân-Quả, Luân hồi, nghiệp báo của Phật Giáo vì thế mà ngày càng có nhiều người nghe sư thầy giảng về triết lý của sự sống và cái chết. Theo đó, nếu ai tu theo Phật, sửa đổi được lỗi lầm của mình lúc còn sống, khi chết sẽ siêu thoát, được Phật đón về Tây phương cực lạc, được lên cõi Trời, không phải xuống Địa ngục, hoặc chết được vào cõi người, tức là tiếp tục đầu thai vào kiếp người. Nếu ai tu tập không tốt, sẽ rơi vào địa ngục hoặc trở thành ngạ quỷ, súc sinh, Atula… 

Các yếu tố Phật giáo được “du nhập” thêm vào các đám tang với mục đích chăm lo chu đáo hơn cho người chết, cầu mong cho họ sớm siêu thoát; cầu bình an cho những người đang sống. Nguồn ảnh: Internet

Các yếu tố Phật giáo được “du nhập” thêm vào các đám tang với mục đích chăm lo chu đáo hơn cho người chết, cầu mong cho họ sớm siêu thoát; cầu bình an cho những người đang sống. Nguồn ảnh: Internet

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 9/2015 thì hiện nay, việc mời nhà sư đến nhà cúng trong đám tang, hay ở một số đám tang của người việt xuất hiện những nghi thức của Phật giáo không còn quá xa lạ với chúng ta. Điều này thể hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và tục thờ cúng tổ tiên của người dân. Trong đó, các yếu tố Phật giáo được “du nhập” thêm vào các đám tang với mục đích chăm lo chu đáo hơn cho người chết, cầu mong cho họ sớm siêu thoát; cầu bình an cho những người đang sống. 

Sự hội nhập không chỉ ở những lễ thức tang ma mà còn thể hiện cả trong quan niệm của người dân về cõi sống, cõi chết. Qua những bài kinh và lời giáo huấn của các nhà sư trụ trì chùa, thế giới quan của Phật giáo ngày càng “ăn sâu” vào thế giới quan của mỗi người dân Việt Nam.

các yếu tố Phật giáo được “du nhập” thêm vào các đám tang với mục đích chăm lo chu đáo hơn cho người chết, cầu mong cho họ sớm siêu thoát; cầu bình an cho những người đang sống. Nguồn ảnh: Internet

các yếu tố Phật giáo được “du nhập” thêm vào các đám tang với mục đích chăm lo chu đáo hơn cho người chết, cầu mong cho họ sớm siêu thoát; cầu bình an cho những người đang sống. Nguồn ảnh: Internet

Trong giáo lý, Đức Phật không dạy những nghi thức cầu nguyện về tang lễ hay quy định về nghi thức trong đám tang.  Nhưng hiện nay, các tăng, ni đã tham gia vào các đám tang của người dân dưới nhiều hình thức cho thấy hoạt động của các tăng, ni không chỉ bó hẹp trong việc thuyết giảng các giáo lý Phật giáo, sinh hoạt trong phạm vi hạn hẹp của ngôi chùa, mà đã tham gia vào việc coi sóc tâm linh cho người dân, đến các gia đình, cùng chia sẻ nỗi đau thương mất mát, giúp đỡ những gia đình tang chủ trong lúc bối rối. 

Bài liên quan

Quan niệm Phật Giáo không chú trọng đến giờ chết tốt hay xấu, giờ khắc của sinh tử là do nhân duyên, còn duyên thì tụ, hết duyên thì tán. Điều quan tâm là cái chết có diễn ra bình an và thanh thản hay không? Sự có mặt của các tăng, ni trong các đám tang là điểm tựa tinh thần cho một bộ phận người dân trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời người. Nó khẳng định vai trò của các nhà sư đối với người dân, không chỉ trước đây mà cả ngày nay: “Thầy chùa vẫn luôn là bùa của làng”.  

Sự hội nhập giữa Phật giáo và tục thờ cúng của người dân là hiện tượng Phật giáo ngày càng ăn sâu vào đời sống của mỗi con người, gia đình, dòng họ. Sự hội nhập của Phật giáo và tục thờ cúng không chỉ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà còn diễn ra trong thời khắc quan trọng cuối cùng của đời người như tang ma. Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đối với con người hiện nay.

loading...