Góc nhìn Phật tử

Khi cái ác đi đến chỗ tận cùng: Đào mộ người chết

Chủ nhật, 27/05/2020 02:52

Cho vay lãi nặng, đào mộ người chết, đốt hài cốt, tất thảy nói về một cái ác tận xương tủy, thân khẩu ý đều nhập cuộc để tạo ác nghiệp khó lòng trả hết trong một hay hay kiếp người trong luân hồi và luật nhân quả.

Nhân quả nợ vay luân hồi trong mối quan hệ gia đình

Điểm báo, không ít lần dừng vì khó đọc khi tin về cái ác được tường thuật như tra tấn người  xem cho dù theo nguyên tắc đạo đức truyền thông, tin ảnh chi tiết được làm nhẹ khái quát để giảm tác động có thể tiêu cực đến bạn đọc. Ấy khi “theo” vụ chủ quán phở hành hạ cô Bình ở Hà Nội ngày nào, vết thâm tím dọc ngang vì bạo hành của chủ với Hào Anh ở miệt Cà Mau, rồi bao nhiêu vụ án lớn nhỏ…

Nhưng mới đây, ở xã Hậu Thành huyện Cái Bè - Tiền Giang, một vụ vì nợ dẫn đến hành vi vô tiền khoáng hậu đến chỗ tận cùng cái ác: Đào hài cốt mẹ vợ của con nợ đem đốt vì không đòi được tiền.

Nội vụ ông Nguyễn Văn Kiệm (SN 1957, ngụ xã Hậu Thành, huyện Cá‌i Bè) từ 2019 có vay của ông Lâm Văn Quýnh (SN 1964, ngụ phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM) số tiền 300 triệu đồng, với lãi suất 1‌8 triệu đồng/tháng  đến tháng 2/2020 ông Kiệm dừng trả lãi vì hết khả năng. Bên cạnh vay nợ, ông Kiệm lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 813, tờ bản đồ số 24 tọa lạc tại xã Hậu Thành cho ông Quýnh để thế chấp. Ngày 12/5/2020 Ông Quýnh đã cùng một số người  từ TP HCM  đến thửa đất ông Kiệm thế chấp, đào mộ mộ bà Trần Thị Hằng (mẹ vợ ông Kiệm) bị đào xới và đốt hài cốt của bà!

Góc nhìn đạo lý: Ông Kiệm đã trình báo cơ quan chức năng huyện Cái Bè và hôm qua 26/5/2020, Viện kiểm sát nhân dân cùng công an huyện Cái Bè thông báo cho biết đã củng cố hồ sơ, khám nghiệm hiện trường để khởi tố vụ án.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Về luật, qui phạm cụ thể xử lý tội xâm  phạm mồ mả đã xác định chi tiết; ngẫm về đạo lý đời sống, hành động của ông Quýnh và đồng phạm thật vô cùng đáng sợ, họ đã “xác lập” một hành vi hầu như chưa từng có.

Hoạt động cho vay bên ngoài hệ thống ngân hàng hay tổ chức tín dụng hợp pháp từ lâu đã ở mức khủng khiếp, hậu quả rất lớn đè nặng đời sống xã hội ở từng thôn ấp hẻm ngõ. Cho vay, đòi nợ, gây áp lực, thậm chí đánh chém giết người, hay đào mộ đốt hài cốt như trường hợp ở Cái Bè, giống thêm tiếng chuông cảnh báo mong nhà nước giải bài toán về nạn cho vay bên ngoài hệ thống tín dụng hợp pháp triệt để hơn nữa.

Khi công tác củng cố chứng cứ hoàn thành, khởi tố vụ án, tòa sẽ xét đến cụ thể mức lãi suất hàng tháng ông Quýnh áp lên món nợ của ông Kiệm có nặng lãi hay không để “tính” tội, nhưng không cần phải đợi đến phiên tòa, dư luận qua truyền thông đã kết án hành động của ông Quýnh là ghê tởm, tán tận lương tâm.

Bài học này lại nhấn mạnh thêm về con bạch tuộc vay lãi nặng trong xã hội đang hoành hành và nâng cao cảnh giác để không vướng vào vòi của nó. Người ta có quyền chờ đợi một bán án nặng cho hành động của ông Quýnh và đồng phạm.

Góc nhìn Phật giáo: Vụ đào mộ và đốt hài cốt ở Cái Bè soi chiếu qua góc nhìn Phật giáo tội trạng của ông Quýnh và đồng phạm ghê gớm hơn nhiều nếu so lăng kính luật pháp. Cho vay lãi nặng, đào mộ người chết, đốt hài cốt, tất thảy nói về một cái ác tận xương tủy, thân khẩu ý đều nhập cuộc để tạo ác nghiệp khó lòng trả hết trong một hay hay kiếp người trong luân hồi và luật nhân quả.

Oan oan tương báo

loading...