Kiến thức

Khi nào 'nghiệp' trổ quả?

Thứ hai, 19/10/2021 03:33

Chúng ta biết tất cả những suy nghĩ, nói năng hay hành động dù tốt hay xấu đều được cất giữ trong ký ức tạo thành Nghiệp. Tất cả những hành vi tạo tác qua thân, miệng, ý ấy chính là Nghiệp, là Nhân. Khi đủ duyên thì Nhân trổ Quả.

Đức Phật dạy rằng: “Con người tạo ra nghiệp và thừa tự nghiệp mình đã gây ra”.

Đức Phật dạy rằng: “Con người tạo ra nghiệp và thừa tự nghiệp mình đã gây ra”.

Thực hành thiện nghiệp để thay đổi hoàn cảnh

Trong cuộc sống của chúng ta Quả trổ ra rất nhiều lần, có khi nhẹ, có khi nặng, có khi trổ ngay trong đời này hoặc trổ ở đời sau… Nghiệp được phân biệt theo thời gian trả Quả có bốn loại:

1. Nghiệp trả Quả tức khắc, còn gọi là Hiện nghiệp: Là Nghiệp gây ra trong đời này, trước sau gì cũng phải trả ngay trong đời này.

2. Nghiệp trả Quả tiếp theo: Sau khi lìa bỏ kiếp sống hiện tại, tái sanh vào kiếp tới, mới trả Nghiệp gây ra trong kiếp này.

3. Nghiệp Vô Tận: Là Nghiệp trả Quả sau kiếp tái sanh, cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi sinh tử.

4. Nghiệp Vô Hiệu: Nếu “Nghiệp Tức Khắc” không đủ duyên trổ Quả trong kiếp này thì trở thành Vô hiệu. Nếu “Nghiệp cho Quả trong kiếp sau” không đủ điều kiện thuận lợi để trả thì trở thành Vô Hiệu. Nhưng “Nghiệp Vô Tận” thì không thể Vô Hiệu được. Nghiệp này tồn tại mãi cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi mới ngưng.

Tóm lại, khi “Nghiệp trả Quả tức khắc” và “Nghiệp trả Quả trong kiếp tới” không đủ duyên thì chúng trở nên Vô Hiệu. Riêng “Nghiệp Vô Tận” sẽ theo chúng sanh từ đời này sang đời khác. Khi thì làm Người, khi thì làm Trời hoặc sinh ra trong các cảnh Khổ để trả nghiệp cho tới khi nào chấm dứt luân hồi. Tất cả chúng sanh đều có kho chứa Nghiệp Vô Tận này. Gặp hoàn cảnh hay cơ hội thuận tiện Nghiệp sẽ trồi lên khiến ta nhận Quả tốt hay xấu do chính ta gây ra từ nhiều đời nhiều kiếp.

Nghiệp buộc ta phải đi trở lại để trả giá cho những gì mình gây tạo

loading...