Góc nhìn Phật tử

Khổ và sự diệt khổ

Thứ sáu, 19/03/2020 09:22

Giáo lý của Đức Phật chủ yếu nhằm nêu Khổ và sự Diệt khổ, nghĩa là nhằm giải thoát cho chúng sanh khỏi mọi khổ đau.

Học Phật pháp để vượt qua khổ đau

Do vì vô thường nên khổ được được thể hiện. Có vô số loại khổ nhưng tựu trung gồm tám loại: Khổ vì phải sinh ra đời, khổ vì tuổi già, khổ vì bệnh tật, khổ vì cái chết; khổ vì mong muốn và không đạt được, khổ vì phải xa lìa những gì được ưa thích, khổ vì phải nhận lấy những gì không mong muốn và khổ vì những thứ tạo thành thân và tâm của con người cứ nổi lên, hoành hành. Mặt khác, khổ xảy ra liên tục, chồng chất (Khổ khổ), khổ xảy ra do mọi thứ đều vô thường, đều hủy hoại (Hoại khổ) và Khổ vì thân thể và tâm hồn khi tiếp xúc với ngoại cảnh (Hành khổ).

hứng ngộ là tự chứng ngộ, không ai chứng ngộ cho mình. Cho nên việc nhận định thực trạng khổ của số đông chúng sinh phải mang tính xã hội, tính toàn cầu và việc diệt khổ cho số đông phải được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp, từng phần, dần dần và liên tục.

hứng ngộ là tự chứng ngộ, không ai chứng ngộ cho mình. Cho nên việc nhận định thực trạng khổ của số đông chúng sinh phải mang tính xã hội, tính toàn cầu và việc diệt khổ cho số đông phải được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp, từng phần, dần dần và liên tục.

Nguyên nhân của Khổ là Ái. Ái lại thuộc chi phần thứ tám của mười hai nhân duyên. Toàn bộ mười hai nhân duyên là quá trình thể hiện khổ mà chi phần cuối là già chết, sầu bi, khổ, ưu não. Như vậy, Diệt khổ là diệt ái, cũng là diệt cả mười hai chi phần của Duyên khởi.

Trong suốt mười hai chi phần duyên khởi (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử), ta không thể diệt các phần trên, ngoại trừ ái (tham ái, ngã chấp) vì chúng là bổn hữu từ lúc một người được sinh ra. Sự diệt ái liên quan đến diệt khổ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại; chỉ có thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp mà thôi. Mặt khác, trong bài giảng về Tứ đế, Đức Phật đã dạy Bát chánh đạo, con đường tám ngành đưa đến sự giải thoát. Trong việc tìm về giải thoát, Đức Phật còn dạy Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (bốn niệm xứ, năm căn, năm lực, bảy chi phần giác ngộ và tám chánh đạo).

Nguyên nhân của Khổ là Ái. Ái lại thuộc chi phần thứ tám của mười hai nhân duyên.

Nguyên nhân của Khổ là Ái. Ái lại thuộc chi phần thứ tám của mười hai nhân duyên.

Khổ và sự Diệt khổ như đã nêu trên là rút từ căn bản giáo lý của Đức Phật. Điều cần lưu ý là đây chỉ là giáo lý cho sự tu tập của tự thân mỗi người. Chứng ngộ là tự chứng ngộ, không ai chứng ngộ cho mình. Cho nên việc nhận định thực trạng khổ của số đông chúng sinh phải mang tính xã hội, tính toàn cầu và việc diệt khổ cho số đông phải được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp, từng phần, dần dần và liên tục. Đây có thể gọi là hoạt động từ thiện, phát xuất từ lòng từ bi.

loading...