Kinh Phật

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Thứ sáu, 15/09/2021 07:25

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ, Kinh Pháp cú bản full có hình minh hoạ, dịch tiếng Việt bởi Hòa thượng Thích Minh Châu là công trình của Phatgiao.org.vn được tạo tác bằng một phần mềm máy tính.

Cùng chư vị bạn đọc,

Cùng Từ điển Phật học đã update lên website, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam từ hôm nay sắp xếp và cho đăng tải lên đây nhiều bộ Kinh Phật nhằm mục đích hoằng truyền chánh pháp đến mọi nhà. Ban biên tập hoan hỉ chia sẻ các bộ Kinh Phật tiếng Việt này và tối ưu dữ liệu này bằng một thuật toán máy tính.

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu bản Kinh Phật đầu tiên được thuật toán tối ưu là bản full Kinh Pháp cú có gần 9.000 từ kèm tranh minh hoạ.

Tuần tự, chúng tôi sẽ đăng tải các bản Kinh Phật tiếng Việt từ nhiều nguồn dịch, các nhà xuất bản khác nhau để bạn đọc được trì tụng dễ dàng. 

Lần lượt tới đây là Kinh Dược sư, Kinh Phổ Môn, Chú Đại bi, Kinh Địa tạng....

Lan toả Kinh Phật là trách nhiệm của chúng tôi trong hành trình tạo nhiều lợi lạc này.

Xin trân trọng thông báo.

Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu trong Kinh này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài.

Dhammapada là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Ðây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật.

Các câu này về sau được các vị đại đệ tử của Đức Phật sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” và tụng đọc trong Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.

“Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên Kinh Pháp Cú còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy“.

Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Ðọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của đức Phật.

Dịch tiếng Việt: Hòa thượng Thích Minh Châu

Ảnh: Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka

 

Kinh Pháp Cú

---o0o---

Phẩm Song Yếu 

1. Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo;

Nếu với ý ô nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não bước theo sau,

Như xe, chân vật kéo.

 

2. Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo;

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng, không rời hình.

 

3. Nó mắng tôi, đánh tôi,

Nó thắng tôi, cướp tôi 

Ai ôm hiềm hận ấy,

Hận thù không thể nguôi.

 

4. Nó mắng tôi, đánh tôi,

Nó thắng tôi, cướp tôi

Không ôm hiềm hận ấy,

Hận thù được tự nguôi.

 

5. Với hận diệt hận thù,

Ðời này không có được.

Không hận diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu.

 

6. Và người khác không biết,

Chúng ta đây bị hại.

Chỗ ấy, ai hiểu được

Tranh luận được lắng êm.

 

7. Ai sống nhìn tịnh tướng,

Không hộ trì các căn,

ăn uống thiếu tiết độ,

biếng nhác, chẳng tinh cần.

Ma uy hiếp kẻ ấy,

như cây yếu trước gió.

 

8. Ai sống quán bất tịnh,

Khéo hộ trì các căn,

ăn uống có tiết độ,

Có lòng tin, tinh cần,

Ma không uy hiếp được,

Như núi đá, trước gió.

 

9. Ai mặc áo cà sa. [1]

tâm chưa rời uế trược,

không tự chế, không thực,

không xứng áo cà sa

 

10. Ai rời bỏ uế trược,

giới luật khéo nghiêm trì,

tự chế, sống chơn thực,

thật xứng áo cà sa.

 

11. Không chân, tưởng chân thật,

chân thật, thấy không chân:

Chúng không đạt chân thật,

do tà tư, tà hạnh.

 

12. Chân thật, biết chân thật,

Không chân, biết không chân:

Chúng đạt được chân thật,

do chánh tư, chánh hạnh.

 

13. Như mái nhà vụng lợp,

Mưa liền xâm nhập vào.

Cũng vậy tâm không tu,

Tham dục liền xâm nhập.

 

14. Như ngôi nhà khéo lợp,

Mưa không xâm nhập vào.

Cũng vậy tâm khéo tu,

Tham dục không xâm nhập.

 

15. Nay sầu, đời sau sầu,

Kẻ ác, hai đời sầu;

Nó sầu, nó ưu não,

Thấy nghiệp uế mình làm.

 

16. Nay vui, đời sau vui,

Làm phước, hai đời vui,

Nó vui, nó an vui,

Thấy nghiệp tịnh mình làm.

 

17. Nay than, đời sau than,

Kẻ ác, hai đời than,

Nó than: ‘Ta làm ác’

Ðọa cõi dữ, than hơn.

 

18. Nay sướng, đời sau sướng ,

Làm phước, hai đời sướng.

Nó sướng: ‘Ta làm thiện’,

Sanh cõi lành, sướng hơn.

 

19. Nếu người nói nhiều kinh,

Không hành trì, phóng dật;

Như kẻ chăn bò người,

Không phần Sa môn hạnh.

 

20. Dầu nói ít kinh điển,

Nhưng hành pháp, tùy pháp,

Từ bỏ tham, sân, si,

Tĩnh giác, tâm giải thoát,

Không chấp thủ hai đời,

Dự phần Sa môn hạnh.

Chú thích: [1] Áo màu vàng, chỉ bậc xuất gia.

---o0o---

2. Phẩm Không Phóng Dật

21. Không phóng dật, đường sống,

Phóng dật là đường chết.

Không phóng dật, không chết,

Phóng dật như chết rồi.

 

22. Biết rõ sai biệt ấy,

Người trí không phóng dật,

Hoan hỷ, không phóng dật,

An vui hạnh bậc Thánh.

 

23. Người hằng tu thiền định,

Thường kiên trì tinh tấn.

Bậc trí hưởng Niết Bàn,

Ðạt an tịnh vô thượng.

 

24. Nỗ lực, giữ chánh niệm,

Tịnh hạnh, hành thận trọng

Tự điều, sống theo pháp

,Ai sống không phóng dật,

Tiếng lành ngày tăng trưởng.

 

25. Nỗ lực, không phóng dật,

Tự điều, khéo chế ngự.

Bậc trí xây hòn đảo,

Nước lụt khó ngập tràn.

 

26. Chúng ngu si, thiếu trí,

Chuyên sống đời phóng dật.

Người trí, không phóng dật,

Như giữ tài sản quý.

 

27. Chớ sống đời phóng dật,

Chớ mê say dục lạc.

Không phóng dật, thiền định,

Ðạt được an lạc lớn.

 

28. Người trí dẹp phóng dật,

Với hạnh không phóng dật,

Leo lầu cao trí tuệ,

Không sầu, nhìn khổ sầu,

Bậc trí đứng núi cao,

Nhìn kẻ ngu, đất bằng.

 

29. Tinh cần giữa phóng dật,

Tỉnh thức giữa quần mê.

Người trí như ngựa phi,

Bỏ sau con ngựa hèn.

 

30. Ðế Thích [1] không phóng dật,

Ðạt ngôi vị Thiên chủ.

Không phóng dật, được khen ;

Phóng dật, thường bị trách.

 

31. Vui thích không phóng dật,

Tỷ kheo sợ phóng dật,

Bước tới như lửa hừng,

Thiêu kiết sử lớn nhỏ.

 

32. Vui thích không phóng dật,

Tỷ kheo sợ phóng dật,

Không thể bị thối đọa,

Nhất định gần Niết Bàn.

 

Chú thích:

[1] Ðế Thích: Magha (Manavaka), vị lãnh đạo chư Thiên

---o0o---

3. Phẩm Tâm

33. Tâm hoảng hốt giao động,Khó hộ trì, khó nhiếp,Người trí làm tâm thẳng,Như thợ tên, làm tên.

 

34. Như cá quăng lên bờ,Vất ra ngoài thủy giới;Tâm này vùng vẫy mạnh,Hãy đoạn thế lực Ma.

 

35. Khó nắm giữ, khinh động,Theo các dục quay cuồng.Lành thay, điều phục tâm;Tâm điều, an lạc đến.

 

36. Tâm khó thấy, tế nhị,Theo các dục quay cuồng.Người trí phòng hộ tâm,Tâm hộ, an lạc đến.

 

37. Chạy xa, sống một mình,Không thân, ẩn hang sâu [1]Ai điều phục được tâm,Thoát khỏi Ma trói buộc. [2]

 

38. Ai tâm không an trú,Không biết chân diệu pháp,Tịnh tín bị rúng động,Trí tuệ không viên thành.

 

39. Tâm không đầy tràn dục,Tâm không (hận) công phá,Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,Kẻ tỉnh không sợ hãi.

 

40. Biết thân như đồ gốm,Trú tâm như thành trì,Chống Ma với gươm trí ;Giữ chiến thắng [3] không tham [4]

 

41. Không bao lâu thân này,Sẽ nằm dài trên đất,Bị vất bỏ, vô thức,Như khúc cây vô dụng.

 

42. Kẻ thù hại kẻ thù,Oan gia hại oan gia,Không bằng tâm hướng tà, [5]Gây ác cho tự thân.

 

43. Ðiều mẹ cha bà con,Không có thể làm được,Tâm hướng chánh làm đượcLàm được tốt đẹp hơn.

 

Chú thích:[1] Trú xứ của Thức

[2] Dục giới, sắc giới, vô sắc giới

[3] Tức là quán (vipassana) mới chứng được.

[4] Ðối với các thiền mới chứng

[5] Hướng về 10 pháp bất thiện như sát sanh v.v…

---o0o---

4. Phẩm Hoa

44. “Ai chinh phục đất nàyDạ ma, Thiên giới này?Ai khéo giảng Pháp cú,Như người khéo hái hoa?”

 

 

45. “Hữu học chinh phục đất,Dạ ma, Thiên giới này.Hữu học giảng Pháp cú,Như người khéo hái hoa.”

 

 

46. “Biết thân như bọt nước,Ngộ thân là như huyễn,Bẻ tên hoa của ma,Vượt tầm mắt thần chết.”

 

 

47. “Người nhặt các loại hoa,Ý đắm say, tham nhiễm,Bị thần chết mang đi,Như lụt trôi làng ngủ.”

 

 

48.Người nhặt các loại hoa,Ý đắm say tham nhiễm,Các dục chưa thỏa mãn,Ðã bị chết chinh phục.”

 

 

49. “Như ong đến với hoa,Không hại sắc và hương,Che chở hoa, lấy nhụy.Bậc Thánh đi vào làng “.

 

 

50. “Không nên nhìn lỗi người,Người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình.Có làm hay không làm.”

 

 

51. “Như bông hoa tươi đẹp,Có sắc nhưng không hương.Cũng vậy, lời khéo nói,Không làm, không kết quả.”

 

 

52. “Như bông hoa tươi đẹp,Có sắc lại thêm hương;Cũng vậy, lời khéo nói,Có làm, có kết quả.”

 

 

53. “Như từ một đống hoa,Nhiều tràng hoa được làm. Cũng vậy, thân sanh tử, Phải làm nhiều việc lành.”

 

 

54. “Hương các loại hoa thơmKhông ngược bay chiều gióNhưng hương người đức hạnh - Ngược gió khắp tung bay - Chỉ có bậc chân nhân - Tỏa khắp mọi phương trời.”

 

 

55. “Hoa chiên đàn, già la,Hoa sen, hoa vũ quý,Giữa những hương hoa ấy,Giới hương là vô thượng.”

 

 

56. “Ít giá trị hương này,Hương già la, chiên đàn;Chỉ hương người đức hạnh,Tối thượng tỏa Thiên giới.”

 

 

57. “Nhưng ai có giới hạnh, An trú không phóng dật, Chánh trí, chơn giải thoát, Ác ma không thấy đường.”

 

 

58. “Như giữa đống rác nhớp, Quăng bỏ trên đường lớn,Chỗ ấy hoa sen nở, Thơm sạch, đẹp ý người.”

 

 

59. “Cũng vậy giữa quần sanh,Uế nhiễm, mù, phàm tục,Ðệ tử bậc Chánh Giác,Sáng ngời với Tuệ Trí.”

---o0o---

5. Phẩm Ngu

60. “Ðêm dài cho kẻ thức,Ðường dài cho kẻ mệt,Luân hồi dài, kẻ ngu,Không biết chơn diệu pháp.”

 

 

61. “Tìm không được bạn đường,Hơn mình hay bằng mình,Thà quyết sống một mình,Không bè bạn kẻ ngu.”

 

 

62. “Con tôi, tài sản tôi,Người ngu sanh ưu não,Tự ta, ta không có,Con đâu, tài sản đâu.”

 

 

63. “Người ngu nghĩ mình ngu,Nhờ vậy thành có trí.Người ngu tưởng có trí,Thật xứng gọi chí ngu.”

 

 

64. “Người ngu, dầu trọn đời,Thân cận người có trí,Không biết được Chánh pháp,Như muỗng với vị canh.”

 

 

65. “Người trí, dầu một khắc,Thân cận người có trí,Biết ngay chân diệu pháp,Như lưỡi với vị canh.”

 

 

66. “Người ngu si thiếu trí,Tự ngã thành kẻ thù.Làm các nghiệp không thiện,Phải chịu quả đắng cay.”

 

 

67. “Nghiệp làm không chánh thiện,Làm rồi sanh ăn năn,Mặt nhuốm lệ, khóc than,Lãnh chịu quả dị thục.”

 

 

68. “Và nghiệp làm chánh thiện,Làm rồi không ăn năn,Hoan hỷ, ý đẹp lòng,Hưởng thọ quả dị thục.”

 

 

69. “Người ngu nghĩ là ngọt,Khi ác chưa chín muồi;Ác nghiệp chín muồi rồi,Người ngu chịu khổ đau.”

 

 

70. “Tháng tháng với ngọn cỏ,Người ngu có ăn uốngKhông bằng phần mười sáuNgười hiểu pháp hữu vi.”

 

 

71. “Nghiệp ác đã được làm,Như sữa, không đông ngay,Cháy ngầm theo kẻ ngu,Như lửa tro che đậy.”

 

 

72. “Tự nó chịu bất hạnh,Khi danh đến kẻ ngu.Vận may bị tổn hại,Ðầu nó bị nát tan.”

 

 

73. “Ưa danh không tương xứng,Muốn ngồi trước tỷ kheo,Ưa quyền tại tịnh xá,Muốn mọi người lễ kính.”

 

 

74. “Mong cả hai tăng, tục,Nghĩ rằng (chính ta làm).Trong mọi việc lớn nhỏ,Phải theo mệnh lệnh ta ”Người ngu nghĩ như vậyDục và mạn tăng trưởng.

 

 

75. “Khác thay duyên thế lợi,Khác thay đường Niết Bàn.Tỷ kheo, đệ tử Phật,Hãy như vậy thắng tri.Chớ ưa thích cung kính,Hãy tu hạnh viễn ly.”

 

 

---o0o---

6 - Phẩm Hiền Trí

76. “Nếu thấy bậc hiền trí,Chỉ lỗi và khiển trách,Như chỉ chỗ chôn vàngHãy thân cận người trí!Thân cận người như vậy,Chỉ tốt hơn, không xấu.”

 

 

77. “Những người hay khuyên dạy,Ngăn người khác làm ác,Ðược người hiền kính yêu,Bị người ác không thích.”

 

 

78. “Chớ thân với bạn ác,Chớ thân kẻ tiểu nhân.Hãy thân người bạn lành,Hãy thân bậc thượng nhân.”

 

 

79. “Pháp hỷ đem an lạc,Với tâm tư thuần tịnh;Người trí thường hoan hỷ,Với pháp bậc Thánh thuyết.”

 

 

80. “Người trị thủy dẫn nước,Kẻ làm tên nắn tên,Người thợ mộc uốn gỗ,Bậc trí nhiếp tự thân.”

 

 

81. “Như đá tảng kiên cố,Không gió nào giao động,Cũng vậy, giữa khen chê,Người trí không giao động.”

 

 

82. “Như hồ nước sâu thẳm,Trong sáng, không khuấy đục,Cũng vậy, nghe chánh pháp,Người trí hưởng tịnh lạc.”

 

 

83. “Người hiền bỏ tất cả,Người lành không bàn dục,Dầu cảm thọ lạc khổ,Bậc trí không vui buồn.”

 

 

84. “Không vì mình, vì người.Không cầu được con cái,Không tài sản quốc độ,Không cầu mình thành tựu,Với việc làm phi pháp.Vị ấy thật trì giới,Có trí tuệ, đúng pháp.”

 

 

85. “Ít người giữa nhân loại,Ðến được bờ bên kiaCòn số người còn lại,Xuôi ngược chạy bờ này.”

 

 

86. “Những ai hành trì pháp,Theo chánh pháp khéo dạy,Sẽ đến bờ bên kia,Vượt ma lực khó thoát.”

 

 

87.Kẻ trí bỏ pháp đen,Tu tập theo pháp trắng.Bỏ nhà, sống không nhà,Sống viễn ly khổ lạc.”

 

 

88. “Hãy cầu vui Niết Bàn,Bỏ dục, không sở hữu,Kẻ trí tự rửa sạch,Cấu uế từ nội tâm.”

 

 

89. “Những ai với chánh tâm,Khéo tu tập giác chi,Từ bỏ mọi ái nhiễm,Hoan hỷ không chấp thủ.Không lậu hoặc, sáng chói,Sống tịch tịnh ở đời.”

 

 

---o0o---

Phẩm A La Hán

90. “Ðích đã đến, không sầu,

Giải thoát ngoài tất cả,

Ðoạn trừ mọi buộc ràng,

Vị ấy không nhiệt não.”

 

 

91. “Tự sách tấn, chánh niệm,Không thích cư xá nào,Như ngỗng trời rời ao,Bỏ sau mọi trú ẩn.”

 
loading...