Góc nhìn Phật tử

Kỹ năng giao tiếp thành công để thuyết phục người nghe

Chủ nhật, 06/02/2020 11:10

Trong giao tiếp, chúng ta có thể đưa ra nhiều lý lẽ để tranh luận. Nhưng mỗi người phải chuẩn bị cho mình lối tư duy, dù quan điểm của mình đúng hay sai cũng không quan trọng. Mà quan trọng làm sao để làm sáng tỏ sự thật.

>> Kỹ năng giao tiếp - Sợi chỉ vàng kết nối Tăng Ni và Phật tử

Bài liên quan

Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng của mỗi người. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta tiến gần đến nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, được nhiều người yêu mến và tin tưởng. Tuy nhiên, trong chúng ta, không phải ai cũng giỏi kỹ năng giao tiếp. Điều đó dẫn đến bất lợi cho họ như nói không ai nghe, thường xuyên bị chê cười, không nhận được sự kính nể và tôn trọng từ người khác.

Vậy làm sao để khắc phục nhược điểm nói trên và giao tiếp hiệu quả?

Yếu tố quyết định kỹ năng giao tiếp tốt là tôn trọng sự thật

Bài liên quan

Chúng ta biết rằng, sự thật không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào. Dù là quyền uy hay sức mạnh thì sự thật mãi là sự thật. Không một ai có thể dùng quyền uy của mình để áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác. Trong giao tiếp, chúng ta có thể đưa ra nhiều lý lẽ để tranh luận. Nhưng mỗi người phải chuẩn bị cho mình lối tư duy, dù quan điểm của mình đúng hay sai cũng không quan trọng. Mà quan trọng làm sao để làm sáng tỏ sự thật. Dù lý lẽ đưa ra đúng hay sai thì cũng không phiền lòng, nóng giận mà phải cùng nhau trao đổi để giải quyết được vấn đề, để sự thật được đưa ra.

Chân lý không phụ thuộc vào ông vua, tổng thống, thủ tướng, hay người hà tiện. Người có quyền lực hay không có quyền lực, người ngu, kẻ trí thì chân lý cũng không phụ thuộc vào những yếu tố đó. Với cuộc sống gia đình, quan hệ anh em, đồng nghiệp, khi nói chuyện, chúng ta cố gắng đặt sự thật làm tiêu chuẩn để trao đổi, không dùng quyền uy để tranh luận với nhau. Đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp hiện nay, muốn công ty được tiến bộ thì người lãnh đạo, không được chuyên quyền, độc đoán. Khi đưa ra các quyết định nên cân nhắc về lợi ích của cá nhân, của tập thể và tham khảo ý kiến của nhân viên. Như vậy, người lãnh đạo mới tập hợp được nhiều người tài giúp sức cho công việc kinh doanh phát triển.

Lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp.

Lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp thông minh là biết lắng nghe ý kiến của người khác

Bài liên quan

Yếu tố thứ hai giúp cuộc đối thoại thành công, đó là cần tôn trọng ý kiến của người khác khi giao tiếp. Hầu hết các mâu thuẫn trong cuộc sống là do trái ý kiến với nhau. Chúng ta là con Phật, tức là đang đi trên con đường tìm cầu chân lý, đi đến chân lý, mà chân lý thì phải có đàm luận với nhau, mà đàm luận với nhau thì phải tôn trọng ý kiến nhau để đạt được chân lý. Nếu ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của mình, người này bảo vệ quan điểm này, người kia bảo vệ quan điểm kia, mà không biết lắng nghe quan điểm của nhau, sẽ khiến chúng ta dễ dàng bị chia rẽ, xa cách. Người xưa có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ”, tức là, lời ngay thật thường khó nghe, khó tiếp nhận. Không phải lúc nào chúng ta cũng sáng suốt, cũng có những quyết định đúng đắn. Muốn cuộc đối thoại kết thúc trong niềm vui, cần biết lắng nghe những ý kiến trái chiều, những góp ý của mọi người để thấy được điểm yếu của bản thân. Từ đó chúng ta mới có những điều chỉnh và sửa đổi giúp kỹ năng giao tiếp tốt lên.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp gia đình có một cuộc sống hạnh phúc.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp gia đình có một cuộc sống hạnh phúc.

Áp dụng lời khuyên về kỹ năng giao tiếp vào cuộc sống đời thường

Nếu chúng ta áp dụng vào cuộc sống gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa các thế hệ với nhau thì gia đình sẽ được hòa thuận, êm ấm. Khi nói chuyện, tranh luận cùng con về bất cứ chủ đề nào, cha mẹ cũng nên giữ thái độ bình tĩnh, thông cảm và thấu hiểu.

Bài liên quan

Cha mẹ không vội phán xét suy nghĩ của con. Thay vào đó, cha mẹ phân tích cho con hiểu điều đang cần bàn bạc. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đứng theo góc nhìn của con, không để suy nghĩ của bản thân áp đặt con cái. Cha mẹ nên cho phép con tham gia vào các vấn đề gia đình, được phép nói lên ý kiến của mình. Như vậy, dù không theo đúng ý mình, nhưng các con sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ với quan điểm của mình. Bên cạnh đó, là người con, trước hết phải yêu kính, tôn trọng bố mẹ, không bỏ đi hoặc cắt ngang khi cuộc trò chuyện đang diễn ra. Tiếp đến là sự thẳng thắn, người con nên bày tỏ rõ ràng quan điểm với cha mẹ về những suy nghĩ của mình, con đang nghĩ gì, nghĩ như thế nào, tại sao con lại nghĩ như vậy, làm như vậy con sẽ có lợi ích ra sao.

Từ đó, chúng ta đã biết mình sẽ làm gì và phải làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, chúng ta có thể tạo được cầu nối gắn kết với mọi người xung quanh và tìm ra chìa khóa để mở những cánh cửa cơ hội thành công trong hiện tại và tương lai.

loading...