Hỏi - Đáp

Làm sao để phân biệt được đó là duyên, nghiệp hay nợ?

Thứ sáu, 07/05/2022 10:00

Khi một sự việc xảy đến với mình con không phân biệt được đó là duyên, nghiệp hay nợ?

Hỏi:

Thưa sư ông, xin sư ông giải thích sự liên quan giữa duyên, nghiệp và nợ, khi sự việc xảy đến với mình con không phân biệt được đó là duyên, nghiệp hay nợ?

Đáp: 

Trong nhân gian, duyên thường được hiểu theo nghĩa tốt. Nợ được hiểu theo nghĩa xấu. Nghiệp thiện tạo ra duyên (tốt), nghiệp bất thiện tạo ra nợ (xấu).

Suy nghiệm về nghiệp duyên

Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.

Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.

Theo Phật giáo thì duyên chỉ là điều kiện phụ cho nhân. Thí dụ nhân nhẫn nại do duyên nghịch cảnh, trong đó duyên xấu (nợ) nhưng nhân lại tốt (nghiệp thiện). Ngược lại, nhân ngã mạn do duyên được khen ngợi, trong đó duyên tốt nhưng nhân lại xấu (nghiệp bất thiện). Nhân tạo nghiệp, quả thành duyên cho nhân khác.

Cho nên cần quan sát để thấy rõ nhân (thái độ nhận thức và hành vi) là chính, còn duyên hay nợ là phụ không nên xen trọng. Theo Tổ Đạt-Ma có 4 cách sống tuỳ duyên thuận Pháp đó là:

• Tùy duyên hạnh: Sống bằng lòng với quả tốt do nhân lành đời trước đã tạo.

• Báo oán hạnh: Sống nhẫn nại với quả xấu do nhân bất thiện đời trước đã làm.

• Xứng pháp hạnh: Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.

• Vô sở cầu hạnh: Sống tri túc thiểu dục, không mong cầu thoả mãn lòng tham muốn.

loading...