Góc nhìn Phật tử

Lắng nghe tiếng vọng thiên nhiên

Thứ sáu, 05/02/2024 09:51

Giáo lý Duyên Khởi cho biết thế giới vật chất tồn tại đa dạng và sống động đều nhờ vào các mối quan hệ tương hỗ và không thể tách rời như một hệ thống hoàn chỉnh.

Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, con người dần biến thiên nhiên thành đối tượng để khai thác, vắt kiệt nguồn tài nguyên. Điều đó xuất phát bởi lòng tham của con người ngày càng lớn, tự đắc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhận thức tiến bộ nhưng đầy rẫy vô minh, ái dục tác động tiêu cực vào dòng dịch chuyển của thế giới. Tốc độ phát triển của công nghệ tỷ lệ thuận với tốc độ hủy diệt môi trường. Hàng loạt công nghệ mới ra đời nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng đã khiến vẻ đẹp của thiên nhiên bị bào mòn. Các công trình trái phép lấn đất phá rừng, ô nhiễm xả thải từ nhà máy, khu công nghiệp, nạn phá rừng, khai thác tận diệt tài nguyên sinh thái… đã làm xáo trộn dòng dịch biến của thế giới để phục vụ mục đích kinh tế, làm lợi cho cá nhân. Những điều đó dẫn đến hậu ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai… gây thiệt hại to lớn về người và của.

Trong Đạo Phật, sự lắng nghe và thấu hiểu luôn là một phương pháp thực tập quan trọng để chuyển hoá thân tâm, là nhịp cầu cảm thông giúp con người định tĩnh.

Trong Đạo Phật, sự lắng nghe và thấu hiểu luôn là một phương pháp thực tập quan trọng để chuyển hoá thân tâm, là nhịp cầu cảm thông giúp con người định tĩnh.

Lòng từ bi trong Đạo Phật không giới hạn trong thế giới loài người mà nên mở rộng đến muôn loài, hướng con người đến lối sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên. Việc mở lòng từ bi, yêu thương muôn loài không phân biệt nên trở thành chuẩn mực căn bản trong đạo đức sinh thái mà chúng ta cần tự giác thực hiện như lời dạy của Đức Phật trong Kinh Từ Bi: “Nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi. Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh. Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn”.

Lời dạy của Đức Phật giúp con người thay đổi tư duy, nhận thức, điều chỉnh các giá trị ý thức và phong cách sống bằng cách kiểm soát, đề ra tiêu chuẩn ứng xử với môi trường tự nhiên. Đây là lúc mỗi người cần phải dành trọn vẹn sự lắng nghe tiếng vọng từ nơi núi rừng biển sâu mà giảm bớt lòng ham muốn quá độ sát hại sinh vật, khai thác ở mức độ phù hợp để tự nhiên có thời gian tái tạo. Tập sống hài hòa, dựa theo các quy luật của tự nhiên, bảo vệ tự nhiên để xã hội có thể tồn tại và phát triển.

loading...